Tre Vườn – Loại Cây Quen Thuộc ?

TRE VƯỜN – CHỮA SỐT, BUỒN NÔN MỬA, CẢM, MÊ MAN

Tre vườn còn có giá trị văn hóa rất lớn đối với mỗi người dân Việt Nam. Hàng tre, bến nước, cây đa… là những hình ảnh quen thuộc và đặc trưng nhất cho làng quê. Tuy đây không phải là loài bị đe dọa, nhưng đây xứng đáng là loài được bảo vệ và phát triển. Do các giá trị kinh tế, môi trường và văn hóa loài thực vật này mang lại. Tre vườn hay còn được biết đến với cái tên tre gai rừng, tre gai, tre lộc ngộc, tre nghệ. Theo đông y, cây có tác dụng giải nhiệt, thanh âm, tiêu đờm, thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, khỏi nôn, an thai. Dược liệu có tên khoa học là Bambusa bambos (L.) Voss (B. arundinacea Retz. var. spinosa Cam.), thuộc họ Lúa – Poaceae.

Tre vườn trị trúng phong cấm khẩu, suyễn, thổ huyết, tre con kinh phong.

Tre vườn trị trúng phong cấm khẩu, suyễn, thổ huyết, tre con kinh phong.

MÔ TẢ:

Tre gai có kích thước rất to, có chiều cao trung bình lên đến 35m. Thường họp thành những bụi dày, toàn thân được bao phủ bởi lớp gai to.

măng có bẹ dày màu vàng, tai giún và phiến nhỏ hơn. Hai mặt đều cùng một màu, chiều rộng từ 1 – 1,5cm. Chuỳ chứa nhiều bông  hoa màu ve chai láng và cao khoảng 2 – 2,5cm. Có đến 2 – 4 hoa, mày trên có rìa lông, quả thóc tròn dài từ 5 – 8mm. ( không copy dưới mọi hình thức).

Mùa măng từ tháng 5 – 11 và tập trung vào 3 đợt:

Đợt 1: Từ tháng 6 – 7 là thời điểm măng có chất luợng tốt nhất, măng thường được sử dụng ở đợt này.

Đợt 2: Khoảng tháng 8 – 9 là lúc măng ít và nhỏ, cây  mọc lên cũng thấp bé.

Đợt 3: Đầu tháng 10 – 11 cây đã ổn định cả về chiều cao và ra cành lá đầy đủ. Măng nhỏ, mọc nông, hay bị sâu bệnh, cho thân khí sinh có vách dày và ít gai.

PHÂN BỐ:  

Có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng nhiều làm hàng rào quanh các làng xóm, các vườn.

Tre có mặt hầu hết ở khắp nước ta, từ Hà Giang đến Kiên Giang, Cà Mau. Đặc biệt tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài ra cây còn xuất hiện ở Nam Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Malaysia, Thái Lan, Philippin và Indonesia.

BỘ PHẬN DÙNG:

Dùng tinh tre (trúc nhự), nước tre non (trúc lịch), lá tre (trúc diệp) để bào chế thành thuốc.

Đầu tiên, ta cạo bỏ vỏ xanh, sau đó cạo lớp thân thành từng phoi mỏng còn phơn phớt xanh. Rồi phơi khô, khi dùng thì tẩm nước gừng sắc. Còn trong trường hợp dùng tre non tươi thì đem nướng lên, vắt lấy nước, ta thu được nước tre non. Đối với lá tre thì thường người ta sử dụng dưới dạng tươi.

CÔNG DỤNG:

Theo đông y, lá tre vườn có vị đắng, tính mát, tinh tre có vị ngọt, tính lạnh  còn tre non có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng trị chảy máu cam, băng huyết, đái ra máu, động thai. Dùng làm thuốc ra mồ hôi, sát trùng, chữa viêm thận phù thũng, cảm sốt. Chữa sốt, buồn nôn mửa, cảm, mê man. Trị trúng phong cấm khẩu, suyễn, thổ huyết, tre con kinh phong. Còn giúp chống gia súc, chống gió bão, chống sóng và chống xói lở.

MỘT SỐ BÀI THUỐC:

Chữa cảm sốt, mê man:

Dùng 20 – 30g lá tre vườn dạng thuốc sắc, 10 – 15g tinh tre dạng thuốc sắc.  40 – 60g nước tre non hâm nóng uống và phối hợp với nước gừng.

Đối với cảm sốt và miệng khô:

Cần có 16g lá tre vườn, 16g kim ngân hoa, 12g cam thảo đất, 8g kinh giới, 8g bạc hà, sắc uống trong ngày.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.

Giá bán Tre Vườn là bao nhiêu? Mua ở đâu, địa chỉ nào bán ?

Để Mua Tre Vườn Quý Khách Có Thể Vui Lòng Liên Hệ:

SĐT: 0987861410 (A. Quốc )

Hoặc

Đến Trực Tiếp Cửa Hàng THẢO DƯỢC THUỐC NAM SINH PHƯƠNG Để Được Tư Vấn Kĩ Và Mua Hàng An Toàn, Chất Lượng Nhất.

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

Vui Lòng Xem Chi Tiết

TẠI ĐÂY

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !

Tin Liên Quan