Liên Cập Thảo – Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền
Liên Cập Thảo làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu ngoài…
Liên Cập Thảo có tên gọi khác là Bạch Cập – Common Bletilla Tuber
Mô Tả Cây:
Liên Cập Thảo thuộc loại cây thảo, địa sinh, sống lâu năm. Thân, rễ cây chia nhánh hình cầu, dẹt, xếp thành chuỗi lá dài có bẹ mọc sát vào nhau thành 2 dãy. Hoa bạch cập màu hồng tím mọc thành chùm ở ngọn. Quả hình nang thoi.
Bộ Phận Dùng Làm Thuốc:
Thân rễ là bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của Bạch Cập được thu hái tốt nhất vào mùa thu đông, cắt bỏ gốc thân, rễ con, rửa sạch, đem đồ hoặc nhúng vào nước sôi cho đến khi mặt trong và thân rễ có màu trắng đục, rồi bóc vỏ ngoài phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô.
Trong Đông y Bạch Cập vị đắng, tính bình, vào phế kinh. Có tác dụng bổ phế, sinh cơ, hóa ứ, cầm máu, dùng trong những trường hợp thổ máu, máu cam, chữa tà khí vào dạ dày, chứng huyết lị, nhiệt sang lâu khỏi.
Một Số Bài Thuốc:
Chữa thổ huyết:
Liên cập thảo tán nhỏ, uống với nước cơm hay nước cháo. Ngày uống 12-15g.
Bài thuốc chữa dạ dày:
Bạch cập khô: 100g, Cam ba lá (tên khác là Chỉ thực) khô: 100g. Nghiền 2 nguyên liệu này thành bột mịn, trộn đều với nhau thành một hỗn hợp bột nhuyễn.
Cách dùng:
Mỗi lần uống 3g, trộn với rượu trắng (rượu gạo), hoặc rượu vàng được làm từ gạo và hạt kê với lượng vừa đủ cho dễ uống.
Chia thành 2 lần uống trước bữa ăn sáng và sau bữa ăn tối. Mỗi ngày 6g.
Chữa loét dạ dày, phân đen:
Bạch cập 40g, trầm hương 10g, hoài sơn 20g (sao). Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12 – 20g vào lúc đói.