HẠT MUỐI – DUY TRÌ TUYẾN NĂNG TUYẾN GIÁP
Hạt muối là loại gia vị được sử dụng phổ biến nhất, có tác dụng cân bằng hương vị món ăn. Có tên gọi khác là muối tinh, muối ăn, muối trắng, muối hạt giúp thanh tâm, tả hỏa, nhuận táo, giải độc, lương huyết và dẫn các loại thuốc khác vào kinh lạc.
MÔ TẢ:
Muối là một dạng chất rắn nhỏ, có dạng tinh thể và thường là màu trắng. Còn một số loại muối chưa qua tinh chế thì sẽ có màu xám nhạt và hồng.
Muối ăn được sản xuất từ nước biển hay khai thác từ các mỏ muối dưới lòng đất. Muối làm từ nước biển sẽ có màu trắng tinh và kích thước nhỏ. Còn muối được khai thác từ các mỏ dưới lòng đất thường có màu xám hay hồng.
Muối được cấu tạo từ Clorua natri (khoảng 40% natri) và một số nguyên tố vi lượng. Muối được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. ( không copy dưới mọi hình thức).
CÁC DẠNG MUỐI ĂN:
Muối iot:
Là loại muối được sử dụng phổ biến nhất, loại này thực chất là muối tinh. Được bổ sung thêm iot, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tuyến giáp.
Muối tinh:
Muối tinh là sản phẩm của quá trình tinh chế muối thô. Loại này chứa thành phần chủ yếu là NaCl, magie, tricanxi phosphate, carbonate canxi, silicat natri.
Muối thô:
Muối thô ( muối biển) được tạo ra từ quá trình bốc hơi của nước biển. Có chứa NaCl, kẽm, kali, sắt, được dùng trong chế biến món ăn.
Ngoài ra dùng muối biển có thể gây thiếu iot và làm phát sinh các bệnh lý về tuyến giáp. Được khai thác ở các vùng biển ô nhiễm và có thể gây nguy hại cho sức khỏe do chứa các kim loại nặng.
Muối Kosher:
Đây là loại có tinh thể dạng mảnh và to, hình dạng như kim tự tháp rỗng. Có vị mặn vừa phải nên thường được các đầu bếp chuyên nghiệp sử dụng để dễ gia giảm.
Bên cạnh đó, muối Kosher còn có tác dụng giữ lượng nước bên trong thực phẩm. Giúp duy trì độ tươi ngon và hạn chế tình trạng khô cứng. Nên được sử dụng phổ biến trong chế biến các món nướng.
Muối Himalaya hồng:
Được khai thác ở mỏ Khewra tại Parkistan, do có chứa hàm lượng nhỏ oxit sắt, nên được gọi là Himalaya hồng. Hàm lượng natri của muối này thấp hơn so với các loại muối khác. Loại muối này được dùng để nêm nếm và trang trí món ăn.
CÔNG DỤNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE:
Cân bằng điện giải:
Muối ăn chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào như canxi, kali, magie, natri. Do cơ thể không tự tổng hợp được các khoáng chất này nên cần phải cung cấp thông qua chế độ dinh dưỡng.
Do đó việc bổ sung muối vào chế độ ăn hàng ngày có thể ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn điện giải. Như buồn nôn, mệt mỏi, nhịp tim bất thường và co giật.
Duy trì chức năng tuyến giáp:
Bổ sung muối thường xuyên sẽ giúp duy trì hoạt động của tuyến giáp và ngăn ngừa hình thành các khối u ác tính.
Tuy nhiên dùng quá nhiều Iot sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì thế nên bổ sung hàm lượng Iot vừa đủ để tránh tác dụng phụ.
Giữ nước cho cơ thể:
Có tác dụng giữ nước cho các mô và tế bào trong cơ thể. Giúp cơ quan có đủ chất lỏng, duy trì hoạt động và tái tạo các tế bào mới. Cơ thể dễ mất nước, thường xuyên mệt mỏi, sạm da, chóng mặt khi không bổ sung nước kịp thời.
Ngăn ngừa huyết áp thấp:
Lượng natri trong muối sẽ giúp điều hòa huyết áp và ngăn ngừa huyết áp thấp. Bạn nên chủ động bổ sung muối đều đặn mỗi ngày để phòng ngừa bệnh này.
Sát trùng và giảm viêm:
Loại gia vị này được pha loãng để rửa vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra còn có công dụng chữa đau nhức vai, cổ, thắt lưng và khớp gối. Trị ngứa ngáy, nổi mẩn, chảy máu mũi, đau đầu do cảm nắng. Chữa chảy nhiều nước mắt, ho do cảm lạnh. Trị đau bụng do lạnh và đau bụng kinh. Điều trị răng lung lay, lợi sưng và cổ họng sưng đau.
TÍNH VỊ:
Theo đông y, muối hạt có vị mặn, tính hàn và không có độc.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Chữa đau nhức vai, thắt lưng và khớp gối:
Dùng 1 ít muối hạt và lá ngải cứu tươi, đem rang muối và lá ngải cứu. Sau đó cho vào túi vải và chườm lên vùng bị bệnh trong vòng 15 – 20 phút.
Chữa hôi nách:
Cần có 1 ít muối hạt, gừng, trầu không hoặc đinh hương. Đem rang muối cho nóng, rồi cho vào túi vải chà lên nách cho đến khi nguội. Thực hiện 2 lần một ngày để giảm tăng tiết mồ hôi và loại bỏ mùi khó chịu.
Chữa ho do cảm lạnh:
Đem tẩm múi chanh vào muối hạt rồi ngậm cho đến khi hết vị.
Chữa đau bụng do lạnh và đau bụng kinh:
Lấy 100 – 200g muối thô đi rang nóng, cho vào túi vải rồi đắp lên bụng.
Khi răng lung lay và lợi sưng đau:
Cách 1: Lấy 1 ít muối ngậm đến khi nước bọt tiết ra nhiều thì nhổ đi.
Cách 2: Dùng muối pha với nước đã đun sôi, đem ngậm và súc miệng hàng ngày.
Điều trị cổ họng sưng đau:
Dùng 1 múi tỏi tươi cùng 1 ít muối, đem đập dập múi tỏi. Sau đó tẩm với muối và ngậm cho đến khi hết vị mặn và cay.
CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG:
Liều dùng trung bình một ngày phụ thuộc vào hàm lượng natri. Theo chuyên gia, người trưởng thành chỉ cần bổ sung tối đa 2.300mg natri/ ngày. Tương đương với khoảng 5,8g muối ăn.
Còn đối với trẻ em, thì tùy theo độ tuổi và cân nặng.
Người có vấn đề về tim mạch, thận và huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Rủi ro khi dùng quá nhiều hoặc quá ít muối:
Mặc dù muối ăn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên bổ sung quá nhiều sẽ phát sinh một số rủi ro sau:
Gây phù
Tăng nguy cơ sỏi thận
Huyết áp cao và các bệnh tim mạch
Tăng nguy cơ loãng xương
Mắc các bệnh về dạ dày
Tuy nhiên ăn quá ít còn gây ra một số tình trạng sức khỏe tiêu cực như:
Dễ cáu gắt.
Suy giảm nhận thức.
Người mệt mỏi.
Đau đầu thường xuyên.
Chuột rút khi vận động.
Lưu Ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Giá bán Hạt Muối bao nhiêu? Mua ở đâu, địa chỉ nào bán ?
Để Mua Hạt Muối Quý Khách Có Thể Vui Lòng Liên Hệ:
SĐT: 0987861410 (A. Quốc )
Hoặc
Đến Trực Tiếp Cửa Hàng THẢO DƯỢC THUỐC NAM SINH PHƯƠNG Để Được Tư Vấn Kĩ Và Mua Hàng An Toàn, Chất Lượng Nhất.
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Vui Lòng Xem Chi Tiết
TẠI ĐÂY
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !