CÂY LÚA MIÊU – GIÚP THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC VÀ VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT
Cây lúa miêu hay còn được biết đến với cái tên niễng, niềng niễng, giao bạch, cao duẩn. Theo đông y, cây lúa miêu có tác dụng điều trị bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đa xơ cứng gan, viêm ruột, đau dạ dày, tăng tiết sữa, thông sữa. Cây có tên khoa học là Zizania caduciflora (Turcz ex Trin.) Haud-Mazz, thuộc hok Lúa – Poaceae.
MÔ TẢ:
Củ niễng thuộc loại thân thảo, thường mọc chìm dưới nước hoặc chỗ có nhiều bùn. Thân rễ phát triển mạnh, thẳng đứng, cao khoảng 1 – 2 m, thân dưới xốp, to.
Lá phẳng, hình dải, thuôn, có chiều dài từ 30 – 70 cm và chiều rộng khoảng 2 – 3 cm. Cả 2 mặt lá đều ráp, ngoài mép có lá dày, bẹ nhẵn, nhiều khía rãnh. Bẹ lá hình bầu dục, ở nách lá có nhiều chồi, đến mùa sẽ phát triển ra các lá mới.
Hoa hình chùy, hẹp, có chiều dài từ 30 – 50 cm. Cuống chung khỏe, phân thành nhiều nhánh và nang nông đực thường phát triển ở trên. Còn bông cái thì lại nhỏ nằm ở phía dưới. Hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái có bầu nhụy dài. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Cây thường được trồng ở ven các bờ ao, áo cạn, ven hồ hoặc vùng nước có bùn lầy nhão, ruộng nước ở nước ta. Phổ biến ở Hà Nội, Vũ Thư – Thái Bình, Đồng Văn – Hà Giang, Đà Lạt – Lâm Đồng và đặc biệt ở Nam Định. Ngoài ra cây còn phân bố ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước thuộc châu Á.
BỘ PHẬN DÙNG:
Củ niễng thân to, phồng, xốp, chình chùy, có chiều dài từ 5 – 8 cm. Trên thân có một loại nấm ký sinh tên là Ustilago Esculentum Hennings. Loại nấm này làm cho thân cây phồng lên, có nhiều đốm đen, càng già thì đốm đen càng nhiều.
Bộ phận bị nấm ký sinh được dùng để làm thức ăn và dược liệu. Tên thường gọi là cô giao hoặc cô bạch.
THU HÁI:
Người dân thường thu hái củ vào mùa thu, đông hàng năm.
Củ thường được dùng tươi, không cần chế biến hay sơ chế.
CÔNG DỤNG:
Theo đông y, cây lúa miêu có vị béo, ngọt, có mùi thơm, tính lạnh và không độc. Có tác dụng chữa táo bón, kiết lỵ, đái tháo đường, giúp thanh nhiệt, giải độc. Hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt, điều trị bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Chữa đa xơ cứng gan, viêm ruột, đau dạ dày, tăng tiết sữa, thông sữa.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Chữa trị bệnh kiết lỵ:
Chuẩn bị 100g cây lúa miêu, một nắm lá mơ lông, đem giã nhỏ. Cho vào một quả trứng đánh đều, lấy lá chuối cắt vừa lòng chảo, đặt vào chảo. Sau đó cho nguyên liệu vừa chuẩn bị lên lá chuối, đun nhỏ lửa cho đến khi chín hẳn thì bắt ra. Dùng ăn liên tục trong vòng 6 – 10 ngày sẽ khỏi kiết lỵ.
Giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt:
Lấy 200g cây lúa miêu, 100g thịt nạc thái miếng, cà rốt 50g, 3 lát gừng tươi. Đem cây lúa miêu và cà rốt thái lát, chần sơ qua nước sôi, rồi đun nóng chảo dầu. Phi hành tỏi gừng cho thơm, sau đó cho thịt, niễng, cà rốt vào xào chín.
Chú ý:
Những người bị bệnh sỏi đường tiết niệu, tỳ vị hư hàn, dương suy hoạt tinh, đau bụng tiêu chảy thường xuyên không được dùng. Ngoài ra củ niễng kỵ mật ong nên không được dùng chung.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Giá bán Cây Lúa Miêu là bao nhiêu? Mua ở đâu, địa chỉ nào bán ?
Giá bán sản phẩm :
Cây Lúa Miêu: 2K
Để Mua Cây Lúa Miêu Quý Khách Có Thể Vui Lòng Liên Hệ:
SĐT: 0987861410 (A. Quốc )
Hoặc
Đến Trực Tiếp Cửa Hàng THẢO DƯỢC THUỐC NAM SINH PHƯƠNG Để Được Tư Vấn Kĩ Và Mua Hàng An Toàn, Chất Lượng Nhất.
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Vui Lòng Xem Chi Tiết
TẠI ĐÂY
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !