CÂY GIÁC NGỘ – CHỮA TRÚNG PHONG, ÁC KHÍ VÀ CHÂN CO RÚT
Cây giác ngộ đã xuất hiện từ hơn hai nghìn năm về trước. Hình ảnh của cây gắn liền với phật giáo và chính gốc cây là nơi ngồi thiền của phật tử. Tại đây, lúc thiền ngài đã giác ngộ ra nhiều điều có giá để răn dạy cho các phật tử của các thế hệ sau. Ngoài ý nghĩa về phong thủy, cây giác ngộ còn có tác dụng trong đông y. Dược liệu được dùng để sát trùng, giảm đau, chữa các bệnh về xương khớp. Cây còn được gọi với cái tên cây bồ đề, cây đề, hu món, cây bo, pipul. Có tên khoa học là Ficus religiosa, thuộc họ Dâu tằm Moraceae.
MÔ TẢ:
Cây bồ đề thuộc loại cây sống lâu năm, có chiều cao từ 30 m. Thân to có đường kính hơn 3 m. Lá to, dài khoảng 10 – 17 cm và rộng 8 – 12 cm. Lá có hình trái tim, cuống dài 6 – 10 cm và rụng về mùa khô.
Mặt trên lá nhẵn, màu xanh, còn mặt dưới phủ kín lông màu trắng và gân thấy rõ. Hoa mùi thơm nhẹ, mọc ở nách có tràng hợp thành ống nhiều lông tơ. Quả nhỏ, hình trứng và bên ngoài phủ kín lông. Đường kính khoảng 1 – 1.5 cm, khi sống quả sẽ có màu xanh, còn chín chuyển sang màu lục điểm tía. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được trồng nhiều ở các đình, miếu và chùa. Nước ta cây phân bố chủ yếu ở Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ. Ngoài ra loài cây này còn được tìm thấy ở các nước Đông Dương và phía tây nam của Trung Quốc.
Lá và nhựa cây được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Nhựa của cây thường được lấy vào mùa hạ và mùa thu, hay từ những thân cây bị tổn thương.
Nhựa sau khi lấy về thì đem đi phơi âm can cho đến khô, dùng dần.
Dược liệu cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
CÔNG DỤNG:
Theo đông y, nhựa của cây giác ngộ có vị cay, đắng, tính bình và không độc. Có tác dụng điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính, thổ tả, hôn mê. Chữa đau bụng, trúng phong, làm lành vết thương và điều trị nẻ vú. Chữa đau nhức xương khớp, tim bỗng nhiên đập nhanh. Giảm đau nhức răng, tẩy trùng vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm. Giúp làm lành vết thương và bị viêm chân quanh răng.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Chữa trúng phong, trúng ác khí:
Cần có 20g ngưu hoàng, 8g hùng hoàng, 8g quỳ cửu, 3.2 tê giác, 4.8g đơn sa, 4.8 nhũ hương, 4g nhựa cây giác ngộ, 4g thạch xương bồ và 4g sinh khương. Đầu tiên đem sinh khương cùng thạch xương bồ đi sắc và lọc lấy nước. Sau đó đem các vị còn lại đi nghiền thành bột, rồi hòa tan với nước thuốc và uống trong ngày.
Chữa chân co rút hay đau bụng:
Chuẩn bị 20g hương phụ tử, 20g cam thảo, 20g súc sa nhân, nhựa cây giác ngộ, rượu trắng. Cùng với 12g hoắc hương, 12g đinh hương, 12g bát giác hồi hương, 12g mộc hương. Đầu tiên đem rượu cùng nhựa bồ đề đi chưng thành cao. Sau đó mang tất cả các vị còn lại tán thành bột mịn. Trộn đều với cao, làm thành viên, mỗi ngày dùng 8g uống cùng nước sắc lá tía tô.
Lưu ý, kiêng kỵ khi dùng:
Những trường hợp không được tự ý dùng:
Những người mắc bệnh âm hư hoả vượng.
Có khí hư, ăn ít hoặc chán ăn.
Bị dị ứng với thành phần của nhựa bồ đề.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Giá bán Cây Giác Ngộ là bao nhiêu? Mua ở đâu, địa chỉ nào bán ?
Để Mua Cây Giác Ngộ Quý Khách Có Thể Vui Lòng Liên Hệ:
SĐT: 0987861410 (A. Quốc )
Hoặc
Đến Trực Tiếp Cửa Hàng THẢO DƯỢC THUỐC NAM SINH PHƯƠNG Để Được Tư Vấn Kĩ Và Mua Hàng An Toàn, Chất Lượng Nhất.
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Vui Lòng Xem Chi Tiết
TẠI ĐÂY
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !