SÂM CAO LY – CHỮA RỐI LOẠN TIÊU HÓA, TIÊU CHẢY KÉO DÀI, VIÊM PHẾ QUẢN
Sâm cao ly hay còn được biết đến với cái tên sâm triều tiên, sâm hàn quốc, nhân sâm, viên sâm. Theo đông y, sâm cao ly có tác dụng an tinh thần, thông huyết mạch, điều trung trị khí, bồ ngũ tạng, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư. Cây có tên khoa học là Panax ginseng C. A. Mey, thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
MÔ TẢ:
Sâm cao ly thuộc loại cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,6m. Phần rễ mọc thành củ to, cây có lá mọc vòng cùng với phần cuống dài. Lá kép chứa nhiều lá chét mọc thành hình giống với chân vịt. Lá chét hình trứng, ngoài mép có răng cưa sâu.
Cây bắt đầu ra hoa và kết quả từ 3 năm tuổi trở đi. Cây ra hoa vào mùa hè từ tháng 3 – 5. Cụm hoa hình tán thường mọc ở đầu cành. Hoa có màu xanh nhạt, chứa 5 cánh, 5 nhị và 2 núm bầu hạ.
Quả mọng, gần giống với hạt đậu xanh và khi chín sẽ có màu đỏ tươi, mỗi quả có 2 hạt. Cây kết quả vào khoảng từ tháng 6 – 7. ( không copy dưới mọi hình thức ).
PHÂN BỐ:
Sâm có nguồn gốc ở Triều Tiên, ngoài ra còn được tìm thấy tại một số tỉnh thuộc Hàn Quốc.
BỘ PHẬN DÙNG:
Củ rễ là bộ phận được sử dụng phổ biến trong y học để làm vị thuốc.
THU HÁI:
Người dân thường thu hái rễ củ vào mùa thu, khoảng tháng 9 – 10.
CHẾ BIẾN:
Dùng phần rễ củ đã có tuổi thọ từ 4 năm trở lên. Sau khi mang về, đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc sơ chế bảo quản dùng dần.
Ngoài ra, có thể chế biến bằng cách rửa sạch, nhúng vào nước sôi vài phút rồi đem đi phơi khô. Hoặc lấy gừng tươi, đem đi giã, lấy nước tẩm vào sâm phiến rồi ủ trong 30 phút. Sau cùng thì mang đi sao nhỏ lửa cho khô. (với tỷ lệ 1kg sâm tươi cùng 0,1kg gừng tươi).
BẢO QUẢN:
Sau khi chế biến, đựng dược liệu trong hộp kín và bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh mối mọt.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Theo nghiên cứu hiện nay, trong sâm cao ly có chứa ginsenosides, polyacetylenic, acid béo. Còn có panaxan a và b, re, rg1, rb2, rc, peptides, polysaccharides, malnonyl.
TÍNH VỊ:
Theo y học cổ truyền thì trong sâm cao ly có vị ngọt và tính ôn.
CÔNG DỤNG:
Có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, viêm phế quản mãn tính. Trị tâm phế mạn, tiểu đường, đới hạ không dứt. Chữa lao lực quá độ, nôn ói do tỳ vị, hư huyết vựng khi sinh xong, vong dương vong âm.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài:
Lấy 4g sâm cao ly, 4g cam thảo, 12g bạch truật, 12g bạch linh. Mang đi sắc với nước rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Trị cảm cho người có khí hư:
Dùng 2 quả đại táo, 3 lát sinh khương, 3g cam thảo, 12g tô diệp, 12g cát căn, 12g phục linh. Cùng với bán hạ, sâm cao ly, chỉ xác, trần bì, tiền hồ, cát cánh, mỗi vị 4g. Đem sâm đi sắc riêng, còn các vị còn lại cho vào ấm sắc chung sau đó bỏ thêm 3g mộc hương vào. Trộn đều 2 loại nước lên rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
Khi bị viêm phế quản mãn tính, tâm phế mạn:
Cần 8g sâm cao ly, 8g ngũ vị tử, 8g tắc kè, 12g thục phụ phiến, 16g hồ đào nhục, 20g thục địa. Sắc riêng sâm rồi trộn chung với nước sắc các vị còn lại. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Điều trị bệnh tiểu đường:
Sửu dụng 24g thục địa, 16g sâm cao ly, 16g kỷ tử, 12g thiên môn đông, 12g sơn thù du, 8g cát lâm sâm. Sắc riêng sâm rồi trộn cùng nước sắc với các dược liệu còn lại, chia nhiều lần uống trong ngày.
Chữa hồn phách không định, hốt hoảng:
Chuẩn bị 10g sâm cao ly, 10g phục linh, 8g mạch môn, 6g ích trí nhân, 6g viễn chí. Đem sắc cùng 1 thăng nước, trên lửa nhỏ trong 30 phút. Lọc bỏ bã rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Chữa lao lực quá độ:
Dùng 12g sâm cao ly, 8g phụ tử chế, 8g mạch môn, 6g ngũ vị cùng 6g nhục quế. Sắc cùng 600ml nước, còn khoảng 200ml thì ngưng, rồi lọc bỏ bã uống làm 2 lần một ngày.
Điều trị trúng lạnh tiết tả:
Lấy 10g sâm cao ly, 7g bạch truật, 6g can khương, 4g chích thảo, 4g nhục quế, 4g phụ tử chế. Mang đi sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã và chia 3 lần uống trong ngày.
Khi bị đới hạ không dứt:
Sử dụng 12g sâm cao ly, 10g hoàng liên, 8g liên nhục, 8g ô mai, hoạt thạch, thăng ma, nhục đậu khấu, mỗi vị 6g. Sắc cùng 800ml nước, đến cạn còn 200ml, chia làm 2 lần uống.
Chữa chứng huyết vựng khi sinh xong:
Dùng 10g sâm cao ly, 10g đương quy cùng với 10g tô mộc. Sau đó đem sắc lấy nước đặc, rồi dùng chung với đồng tiện.
Điều trị chứng nôn ói do tỳ vị hư:
Cần 10g sâm cao ly, 8g hoắc dương, 6g mộc qua và 6g quất hồng. Đem tất cả sắc cùng 1 thăng nước, trên lửa nhỏ đến khi còn một nửa. Sau đó đem lọc nước uống hàng ngày.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Sâm Cao Ly ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Để biết thêm về Sâm Cao Ly và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !