TOÀN PHÚC HOA – CHỮA NGỰC ĐẦY TỨC, ĐAU HÔNG, TRỊ PHÙ
Toàn phúc hoa còn có tên gọi là tuyền phúc hoa, tuyên phục hoa, tuyền phú hoa, hoa bách diệp thảo, cúc mắt ngựa. Theo đông y, toàn phúc hoa có tác dụng trừ đàm, hành thủy, chữa thương hàn đã giải biểu, dưới tim tức đầy ợ ngược nôn nấc. Cây có tên khoa học là Flos inulae và tên tiếng Trung là 旋 腹 花.
MÔ TẢ:
Toàn phúc hoa thuộc loại cây sống nhiều năm, cao khoảng 30 – 80cm. Toàn thân có màu lục hay màu tía, lá thường mọc ở giữa thân cây. Có dạng thuôn hoặc hình tròn dài.
Phần đầu hình mũi mác, dài tới 4 – 13cm và rộng 1,5 – 4,5 cm. Lá gần như không có cuống, phiến nguyên, bên ngoài có răng cưa. Phần mặt trên của lá chứa một lớp lông mỏng. Còn mặt dưới thì chứa lông nhỏ như bông.
Hoa dạng đầu, đường kính trung bình khoảng 3 – 4cm. Bao chúng có hình bán cầu, hoa này có cánh màu vàng. Mỗi hoa dài từ 10 – 13cm.
Quả nang có dạng gần giống hình trụ tròn, chiều dài khoảng 1 – 1,2m. Cây thường mọc hoa vào tháng 6 – 10 và kết quả từ giữa tháng 9 đến hết tháng 11. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Hiện nay, ở nước ta chưa thấy trồng và khai thác. Vẫn phải nhập hàng từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
BỘ PHẬN DÙNG:
Nụ bông chủ yếu được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Dược liệu có chất lượng tốt là loại mới nở có màu vàng. Tỏa ra mùi thơm còn mới, không mục nát mối mọt. Còn loại mà cũ nát và có màu thâm là có chất lượng kém.
THU HÁI:
Thời điểm mùa hè khi hoa đang nở rộ là thích hợp nhất để ta thu hoạch.
BÀO CHẾ:
Hiện nay có hai cách bào chế phổ biến:
Chọn những bông đã nở hết, phơi khô, khi sử dụng thì ép dẹp xuống, cho vào túi. (Theo Trung Y).
Loại bỏ các tạp chất lẫn vào hoa (dùng cả đế) rồi đem đi phơi khô. (kinh nghiệm dân gian).
BẢO QUẢN:
Cần cất nơi khô ráo, tránh ẩm, đè nén nát vụn, thi thoảng cần phơi dược liệu dưới bóng râm.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Các nhà khoa học đã chỉ ra, trong toàn phúc hoa chứa một loại đường và alcaloid màu vàng.
Bên cạnh đó còn thấy nhiều chất quercetin, isoquercetin, caffeic acid, chlorogenic acid. Cùng các taraxasterol, britannin và inulicin.
TÍNH VỊ:
Theo y dược cổ truyền, toàn phúc hoa có vị đắng, cay, hơi mặn và có tính ấm.
QUY KINH:
Dược liệu thường đi vào kinh Phế, Tỳ và Đại tràng.
CÔNG DỤNG:
Có tác dụng phù chính, ích vị, giáng nghịch, hóa đàm. Chữa phế có nhiều đờm biểu hiện như hen và ho. Chống viêm, chống dị ứng và giúp giảm béo phì. Giúp hạ đường huyết, vị khí hư nhược, bụng đầy trướng. Giúp trừ đờm, chống nôn, trị ho, hen, nôn ọe. Chữa ngực đầy tức, đau hông, trị phù.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Trị đàm trọc trở ngăn, ngực đầy tức:
Cần có toàn phúc hoa 12g, nhân sâm 20g, sinh khương 20g, đại giả thạch 40g. Cùng với cam thảo 10g, bán hạ 10g và thêm đại táo 10 quả. Sau đó đem tất cả các vị trên đi sắc uống khi còn ấm.
Khi bị ho hen có nhiều đờm:
Đem toàn phúc hoa 12g, bán hạ 10g cùng tế tân 6g đi sắc uống hết trong ngày.
Đối với đờm ngăn trở gây khí nghịch ói đàm:
Chuẩn bị phục linh 12g, toàn phúc hoa 12g, sa sâm 12g, trần bì 12g, sinh khương 12g. Cùng với bán hạ 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, rồi sắc uống hàng ngày.
Điều trị dưới tim tức đầy ợ ngược nôn nấc:
Sử dụng bán hạ 8g, chích thảo 6g, đại giả thạch 12g, đại táo 3 quả. Cho thêm tuyền phú hoa 12g, nhân sâm 12g, sinh khương 12g, phục linh 14g, rồi sắc uống hết.
CHÚ Ý KHI DÙNG:
Đối với toàn phúc hoa, khi sử dụng dưới dạng sắc thì cần phải bỏ trong túi vải. Dược liệu có chứa độc nhẹ, nên cần hỏi qua ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Toàn Phúc Hoa ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Để biết thêm về Toàn Phúc Hoa và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !