Sơn Nại – Vị Thuốc Quý Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp, Phong Tê Thấp
Sơn nại hay còn gọi là thiền liền, tam nại, địa liền, sa khương, danh pháp hai phần: Kaempferia galanga, là cây thân thảo thuộc họ Gừng – Zingiberaceae. Sơn nại thường dùng cho người mắc chứng bệnh: phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau răng, ngực bụng lạnh đau, tê bì chân tay, tiêu hóa kém.
Mô tả:
Sơn nại cây thảo sống lâu năm, có thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2-3 cái một, mọc xòe ra trên mặt đất, có bẹ, phiến rộng hình bầu dục, mép nguyên, hơi có lông ở mặt dưới. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8 đến 10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa. Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm và vị nồng.
Bộ phận dùng:
Thân rễ – Rhizoma Kaempferiae, thường gọi là Địa liền hoặc Tam nai.
Nơi sống và thu hái:
Ở nước ta, Sơn nại mọc rải rác ở rừng vùng núi thấp và trung du, và mọc tương đối tập trung ở những rừng khộp họ Dầu ở vùng Tây Nguyên. Sơn nại cũng thường được trồng lấy củ thơm làm gia vị và làm thuốc; trồng bằng thân rễ vào mùa Đông xuân. Thu hái thân rễ vào mùa khô, đào củ về, rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm.
Thành phần hóa học:
Trong sơn nại có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola.
Tính vị, tác dụng:
Sơn nại có vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Người ta đã nghiên cứu về tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Ngâm rượu làm thuốc bóp chữa tê phù, tê thấp nhức đâu, đau nhức.
Cách dùng:
Ngày dùng 3-6g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay viên hoặc ngâm rượu. Rượu SN (ngâm củ Sơn nại trong rượu 40-50 độ, trong 5-7 ngày) có thể dùng xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông hoạt. Cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng; nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi miệng và làm cao dán trị nhức mỏi. Củ và lá dùng ngậm cho bớt ho và làm cho hết hôi miệng. Rễ còn dùng chế vào mỡ xức tóc cho thơm.
Một số bài thuốc:
– Sơn nại thường dùng cho người mắc chứng bệnh:
Phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau răng, ngực bụng lạnh đau, tê bì chân tay, tiêu hóa kém.
+ Ngày dùng 2 đến 4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha như pha chè mà uống. Còn dùng tròn kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa và bảo vệ quần áo chống nhậy.
– Cảm sốt nhức đầu:
Thân rễ SN 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tán bột làm viên uống. Ta thường sản xuất viên Bạch địa căn này (gồm Địa liền 0,03g, Bạch chỉ 0,10g, Cát căn 0,12g) dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm; còn có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm.
– Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém:
SN 4-8g, sắc uống hoặc tán bột uống.
– Chữa ho gà:
Sơn nại 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.
– Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh:
SN 2g, quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột.
– Ăn không tiêu:
SN 2g, quế chi 1g, hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày.
– Đau bụng:
SN 4-8g sắc nước hoặc tán bột uống trong ngày.
– Sâu răng:
SN tán thành bột mịn, lấy bông thấm thuốc bột nhét vào chỗ răng sâu. Hoặc dùng địa liền ngâm rượu, ngậm rượu trong miệng một lúc rồi nhổ đi.
– Đau nhức:
Dùng SN 4g, rễ cỏ xước 12g, cốt khí củ 12g, lá ngải cứu 10g, sắc nước uống. Dùng cho trường hợp bị cảm lạnh, toàn thân đau nhức.
– Ngâm rượu:
Son nại ngâm rượu có thể dùng để xoa bóp giúp lưu thông khí huyết, chữa đau nhức xương khớp. Uống rượu trị đau bụng đầy hơi, giúp tiêu hóa tốt hơn.
* Hướng dẫn ngâm rượu:
+ Rửa sạch SN để ráo.
+ Đem đi phơi dưới nắng khoảng 4-5 nắng.
+ Cho miếng SN khô vào bình ngâm theo tỉ lệ 4 lạng khô với 4 lít rượu trắng.
+ Đậy kín ngâm khoảng 20 ngày là có thể dùng được.
Kết quả: Rượu có màu ghi là đạt chuẩn.
Ghi chú: người âm hư, thiếu máu, hoặc vị có hỏa uất không dùng.
Lưu Ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Mua Sơn Nại ở đâu, địa chỉ nào bán Sơn Nại?
Sơn Nại được bán tại cửa hàng Thảo Dược Sinh Phương, được khai thác tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Giá bán : 300.000 VNĐ
Liên hệ trực tiếp theo chi nhánh chính của chúng tôi tại:
CỬA HÀNG THẢO DƯỢC THUỐC NAM ANH QUỐC
226A Ngô Quyền, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
SĐT : 0987. 861. 410 ( A. Quốc )
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !