NẤM CỰA GÀ – TRỊ CHẢY MÁU RUỘT, ĐÁI RA MÁU, TRĨ CHẢY MÁU
Nấm cựa gà hay còn gọi mạch giác khuẩn là loại nấm gây bệnh ở lúa mạch đen, có tác dụng rất mạnh. Thường được sử dụng trong khoa sản, làm co mạch mạnh, dùng để cầm máu, giảm viêm, tăng huyết áp và ổn định nhịp tim. Loại nấm này có tên khoa học là Claviceps purpurea (Fr.) Tul, thuộc họ Nấm cựa gà – Clavicepitaceae.
MÔ TẢ:
Nấm cựa gà là loại gây bệnh trên cây lúa mạch đen, sợi sẽ đâm sâu vào bông lúa non. Phá huỷ tế bào của mô cây chủ và tạo một lớp mềm, màu trắng như bông ở cụm hoa.
Từ đó tạo ra thể gối, hình thành bào tử bụi rồi đến cônidi. Nấm còn tiết ra chất mật để hấp dẫn côn trùng để phát tán đi xa. Khối sợi nấm tiếp tục phát triển và hình thành nên hạch nấm. Hạch này dài 1 – 4cm, dạng hình trụ, màu tím đen.
Hạch nấm sẽ chống chịu mùa đông ở trong đất, rồi nảy mầm ở đầu năm sau. Sẽ hình thành nhiều nang quả đậm màu tím tối. Có chiều dài từ 9cm, ngang là 3,5cm, phần cuống dai và phía đầu hình cầu. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Loại nấm cựa gà thường sinh trưởng trên các vùng cao có trồng lúa mạch của nước ta.
BỘ PHẬN DÙNG:
Hạch nấm ( Claviceps) được sử dụng chủ yếu trong khoa sản.
THU HÁI:
Khi nấm bắt đầu chín thì ta bắt đầu thu hoạch.
CHẾ BIẾN:
Sau khi lấy nấm về, đem đi phơi cho khô ở nhiệt độ 30 – 45o.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Theo tài liệu nghiên cứu thì trong nấm mọc hoang có chứa tỷ lệ alcaloid khoảng 0-1%, đa số là dưới 0,2%. Còn loại được trồng đạt trên 1 %.
Ngoài ra còn có các amin gồm aminoalcol như cholin, acetylcholin. Cùng các acid amin gồm a.asparatic, glycin, arginin, valin, leucin, tyramin và histamin.
Chứa cả chất có màu đỏ clavorubrin, endocrocin. Chất màu vàng ergoflavin, clavoxanthin. Cùng những sắc tố màu vàng đều có tính kháng khuẩn.
Có Sterol gồm các squalen, ergosterol, fungisterin, stigmasterin. Các acid béo chưa no như a.oleic, linoleic, ricinoleic. Với Glucid gồm trehalose, glucose, clavicepsin.
TÍNH VỊ:
Theo đông y, nấm cựa gà có vị ngọt sau đổi thành chua, mùi hôi và có độc.
CÔNG DỤNG:
Có tác dụng kích thích sự co thắt của mạch máu, phế quản, trực tràng, nhất là tử cung. Dùng để thúc đẩy đẻ nhanh, cầm máu sau khi đẻ. Làm co mạch mạnh, giảm viêm, tăng huyết áp và ổn định nhịp tim. Trị những bệnh về tai, phía trong tai. Điều trị các bệnh về mắt, môi, mũi và lưỡi. Phòng ngừa choáng say, tan máu khi bị sung huyết phổi, sung huyết não. Trị chảy máu ruột, đái ra máu, chảy máu cam, trĩ chảy máu.
Các triệu chứng khi ngộ độc nấm cựa gà:
Cấp tính: Sẽ nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, khát nước nhiều. Ngứa, tiêu chảy, choáng váng, nở đồng tử mắt. Sưng phù người, nhiệt độ tăng, bắp thịt giựt.
Kinh niên loại 1: Tê bại, nổi quầng đỏ nơi tay, chân, đồng tử mắt nở to. Đầu ngón tay, chân có những nốt lở chảy nước màu máu xậm.
Kinh niên loại 2: Gây rung cơ, co giật từng cơn, cơ thể suy yếu. Sợ ánh sáng, nhức đầu dữ dội, ói mửa và tiêu chảy. Co giật động mạch thận và thậm chí là có thể mất mạng.
Chú ý khi dùng:
Tuy đây là loại nấm có nhiều công dụng đặc biệt trong khoa sản. Nhưng nấm cựa gà có độc tính cao và tác dụng rất mạnh nên tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu ngộ độc nào cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Nấm Cựa Gà ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Để biết thêm về Nấm Cựa Gà và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !