LÁ TÍA TÔ – VỊ THUỐC CỨU TINH CHỮA NHIỀU BỆNH
Lá tía tô, trong y học cổ truyền là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh. Lá tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại. Trong bài Thảo Dược Sinh Phương sẽ giới thiệu một loài thảo dược được coi là “thần dược”. Không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa nhiều bệnh.
Lá tía tô còn có tên gọi khác như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau)
Lá tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn. Lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon.
Mô tả:
Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay. Dài đến 40 cm, dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Có lá chụm ở đất. Lá tía tô chữa ho nhiều đờm, suyễn, khó thở, tức ngực kết hợp với củ cải hạt Tía tô 10g, hạt Cải 3g, các vị sao lên …
Thành phần chủ yếu: chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen.
Tác dụng dược lý:
+ Làm ra mồ hôi, giải cảm, lợi tiểu.
+ Trợ tiêu hóa uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị. Tăng nhu động dạ dày.
+ Tiêu đờm giảm ho, giảm xuất tiết của phế quản. Hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn.
+ Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.
Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C. Giàu hàm lượng Ca, Fe, và P. Loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Tác dụng của Lá tía tô:
– Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại làm cho ra mồ hôi. Thuốc nhóm do lạnh gây bệnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
– Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Một số bài thuốc:
– Giải cảm:
Lá tía tô tính ấm, vị cay, là vị thuốc dân gian hay dùng để trị cảm mạo. Khi bị sốt, có thể xông lá tía tô để giải độc tố và thoát mồ hôi. Cháo tía tô với hành lá cũng là món ăn giải cảm đơn giản mà hiệu quả, giúp hồi phục sức khỏe.
– Chữa bệnh về đường ruột:
Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Bên cạnh đó, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch. Giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.
– Chữa mề đay, mẩn ngứa:
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể.
– Trị căng thẳng và mất ngủ:
Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã hoặc cây nữ lang có thể làm giảm 2 triệu chứng trên. Bên cạnh đó. Chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
– Chữa ho, tức thở :
Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho, thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng, đun lấy độ 1 chén nước uống.
– Chữa bệnh gút:
Đối với người bị bệnh gút, hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi cơn đau bị sưng tấy, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.
– Cảm sốt bí mồ hôi, ho tức ngực:
Lá tía tô tươi 15g, 3 củ hành tươi cả rễ sắc nhỏ cho vào cháo nóng, ăn xong đắp cho ra mồ hôi. Lấy 20g lá tía tô tươi giã nát, cho nước sôi vào lọc lấy nước uống.
– Trúng độc hay dị ứng thuỷ sản:
Lá tía tô tươi sức nước uống nóng hoặc dùng tía tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp chỗ bị dị ứng.
– Bụng trướng:
lấy lá tía tô giã nhuyễn vắt lấy nước cốt hoà với chút muối rồi uống một lần.
– Chảy máu ngoài da:
Dùng lá tía tô non,nhai nhuyễn đắp kín vết thương sau đó dùng lá tía tô khô hay tươi sao vàng, tán nhuyễn rắc lên vết thương.
– Cảm lạnh:
dùng một nắm lá tía tô nấuvới nước uống hoặc dùng lượng lớn lá tía tô nấu với nước để xông, khi xông để chân vào thau nước.
– Bị lở loét:
Dùng lá tía tô già ngâm nước, giã nát đắp lên chỗ lở.
– Cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi:
hạt tía tô 12g, vỏ quít 8g, 3 củ gấu tẩm gừng sao khô, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng, 1lần/ngày. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
– Không chỉ có vậy, lá tía tô sẽ còn là một cách làm trắng da hiệu quả và an toàn. Làm đẹp bằng lá tía tô sẽ mang đến cho bạn một làn da mịn màng, giảm mụn trông thấy, nhất là những mụn thịt, mụn cóc…
Mua Lá Tía Tô ở đâu, địa chỉ nào bán Lá Tía Tô?
Lá Tía Tô được bán tại cửa hàng Thảo Dược Sinh Phương được khai thác tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Giá bán : 120.000 VNĐ
Liên hệ trực tiếp theo hai chi nhánh chính của chúng tôi tại:
CỬA HÀNG THẢO DƯỢC THUỐC NAM ANH QUỐC
226A Ngô Quyền, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
SĐT : 0987. 861. 410 ( A. Quốc )
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !