Lá Ngải Cứu

  • Hãng sản xuất Thảo Dược Sinh Phương
  • Bảo hành 1 Năm
  • Giá 50.000 VNĐ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Tình trạng Còn Hàng

Đặt mua

Nội dung chi tiết

LÁ NGẢI CỨU – THẦN DƯỢC CỦA PHÁI ĐẸP

Lá ngải cứu trong đông y là một vị thuốc được nhiều người biết đến, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam…Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng giúp da được nuôi dưỡng tốt, chữa mau lành vết thương ngoài da và chóng lên da non.

Lá ngải cứu có công dụng điều trị đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương

Lá ngải cứu có công dụng điều trị đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương

Ngải cứu có tên gọi khác là: cây thuốc cứu, ngải diệp. Tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Thuộc học Cúc.

Mô tả:

Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm cao khoảng 50-60cm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, không cuống, rộng, mặt trên lá nhẵn, màu lục sẫm; mặt dưới lá trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Phiến lá xẻ lông chim, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, khi vò có mùi thơm hắc. Có cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành chùm ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.

Phân bố:

Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi, trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc. Trồng bằng thân ngầm, cành, ngọn bánh tẻ vào mùa xuân.

Bộ phận dùng:

Thu hái lá và ngọn có hoa vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát; phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi được gọi là ngải nhung.

Thành phần hóa học:

Chủ yếu là xineol và α-thyon. Ngoài ra, còn có 1 ít adenin, choline.

Tính vị:

Ngải cứu có tính hơi ôn, vị đắng hoặc rất đắng theo mùa.

Công dụng:

Ngải cứu còn có công dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, từ đó hỗ trợ làm sạch da, giảm nhờn cho da.

Một số bài thuốc:

Điều hòa kinh nguyệt :

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g tối đa 20g ; sắc ngải cứu với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.

An thai:

Người đang mang thai có hiện tượng đau bụng, ra máu, lấy 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô sắc cùng 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.

Cầm máu:

Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, đắp lên vết thương, giúp cầm máu nhanh chóng.

Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, chóng mặt hoa mắt:

Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống, uống liên tục 1-2 tuần.

Trị sẹo, vết thâm:

Lấy một ít tinh dầu ngải cứu, sau đó thêm dầu oliu trộn theo tỷ lệ 1:2. Trước khi đi ngủ hãy rửa mặt thật sạch rồi bôi tinh dầu này lên vết thâm hoặc sẹo để qua đêm. Sẽ giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, các tế bào da nhanh chóng được tái tạo do đó sẹo mụn sẽ dần dần biến mất. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bạn xóa mờ các vết thâm sẹo hiệu quả.

Lưu thông máu lên não:

Lấy một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch, xắt nhỏ, đánh tan đều với một quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.

Suy nhược cơ thể, kém ăn:

Lấy 250g lá ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỉ tử, 10g đinh quy, 1 gà ác 150g, thêm gia vị, bột nêm hầm trong 500ml nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày, ăn liên tục 1-2 tuần.

Trị bệnh gai cột sống:

Rửa sạch ngải cứu, giã nát, cho thêm 2 thìa mật ong và vắt lấy nước uống. Thực hiện uống liên tục trong 1-2 tuần.

Ngải cứu còn được chị em phụ nữ tin dùng bởi tác dụng làm đẹp da tuyệt vời.

Lá ngải cứu thần dược của chị em phụ nữ

Lá ngải cứu thần dược của chị em phụ nữ

Làm đẹp da:

Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch, cho vào nước và đun thật nhừ, vắt lấy nước và để vào trong tủ lạnh dùng trong nhiều lần. Sau khi làm sạch mặt, lấy bông gòn thấm nước ngải cứu và xoa lên mặt thật kỹ, sau đó để khô rồi rửa lại mặt bằng nước.

Dưỡng ẩm cho da:

Ngải cứu có tác dụng giữ ẩm nên cũng rất tốt cho những người có loại da khô. Dùng lá ngải cứu rửa sạch, đun nước kỹ và chắt uống không.

Trị mụn trứng cá:

Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt và để khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước. Đắp mặt nạ ngải cứu 1-2 lần/ tuần. Sử dụng đều đặn sẽ cho bạn 1 làn da sáng hồng và mịn màng.

Mẩn ngứa:

Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

Giảm mỡ bụng:

Dùng 1kg muối rang với một bó ngải cứu to cho đến khi ngải mùi, cho vào 1 chiếc túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày. Có tác dụng làm tan mỡ, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, các bệnh phụ khoa, đa lưng sau mang thai.

Lưu ý:

Không nên dùng quá nhiều ngải cứu, có thể gây ra ngộ độc. Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt.

 “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Mua Lá Ngải Cứu ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?

Giá bán sản phẩm :

Thân Cành Thanh Hao 50.000

Lá Ngải Cứu: 80.000 VNĐ

Lá Ngai Nhung 150.000

Để biết thêm về Lá Ngải Cứu và đặt mua an toàn và đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ :

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 (Anh Quốc)

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !