Hà Thủ Ô

  • Hãng sản xuất Thảo Dược Sinh Phương
  • Bảo hành 1 Năm
  • Giá 250.000 VNĐ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Tình trạng Còn Hàng

Đặt mua

Nội dung chi tiết

Hà thủ ô – Ông bà ta từ xưa đã có câu nói “Cái răng cái tóc là góc con người” nên ai cũng luôn muốn có một mái tóc đen mượt và dài óng ả. Một mái tóc đen, óng ả sẽ biểu hiện cho một nét đẹp gợi cảm và một sức khỏe tốt. Hiện nay có rất nhiều người bị xuất hiện hiện tượng bị rụng nhiều tóc hay tóc bị bạc sớm gây mất tự tin và lo lắng về sức khỏe.

HÀ THỦ Ô – VỊ THUỐC BỔ TRONG ĐÔNG Y

Từ xa xưa hà thủ ô đã được xem là một loại thuốc quý trong Đông y với rất nhiều tác dụng và trị được rất nhiều căn bệnh khác nhau. Bồi bổ cơ thể, làm đẹp da, trị suy nhược thần kinh,ích huyết, lưng gối đau mỏi, khỏe gân cốt, di tinh. Đặc biệt là hà thủ ô là một loại dược liệu quý được dùng trong điều trị bệnh rụng tóc, tóc bạc sớm. – Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm như:

  • Yếu tố di truyền: Đây là yếu tố không thể thay đổi được mang tính chất quyết định cho thời điểm và tóc độ bạc tóc.
  • Lối sống: Sinh hoạt, ăn uống không điều độ, mất ngủ, lo âu, suy nghĩ nhiều…làm tăng tốc độ bạc tóc.
  • Thể trạng nang tóc: Tóc bạc sớm là biểu hiện thiếu hụt melanin ở nang tóc. Khi lượng sản sinh Melanin ở nang tóc giảm đồng nghĩa với cấu tạo. Sức khỏe chân tóc đang có vấn đề và đây cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
  • Tinh thần: Căng thẳng tinh thần dẫn đến u uất mà phát hoả. Xuất hiện hiện tượng bệnh máu nóng trong đông y, suy nghĩ lao lực từ đó dẫn đến khí huyết thiếu hụt, tóc bị mất đi sự nuôi dưỡng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tóc bạc sớm như

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tóc bạc sớm như: yếu tố di truyền, thể trạng nang tóc, tinh thần…

Có một giải pháp luôn được ưa chuộng từ xưa tới nay trong điều trị căn bệnh này đó là dùng hà thủ ô. Hà thủ ô hay còn được gọi là Dạ giao đẳng. Có tên khoa học là Fallopia multiflora. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Mô tả:

Cây Hà Thủ Ô Đỏ

Cây Hà Thủ Ô Đỏ

Cây thuộc loại dây leo, sống nhiều năm. Thân cây nhẵn quấn xoắn vào nhau có màu xanh tía. Lá cây hai mặt đều nhẵn có cuống dài, mọc so le, phiến lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng. Hoa nhỏ tụ chùm có nhiều nhánh, mọc cách xa nhau ở kẽ lá.

Quả có 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại. 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên. Thân rễ phình thành củ. Rễ củ hình tròn, dài, không đều, mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng. Có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ, có vị chát.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra Bắc như ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình…

Hà Thủ Ô Trắng thường mọc ở phía Nam Việt Nam

Hà Thủ Ô Trắng thường mọc ở phía Nam Việt Nam nhưng rất ít và không thường dùng trong đông y.

Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu. Rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô (Nên đồ chín rồi phơi thì tốt hơn).

Tác dụng dược lý:

  • Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol trong máu bởi vì thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol. Chính vì thế mà thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch do thuốc có thành phần Lecithin.
  • Ha thủ ô làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim khỏi bị thiếu máu. Loại cây này cũng có tác dụng nhuận tràng và kháng khuẩn cũng như virus.
  • Thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm.

Thành phần hoá học:

Thân rễ Hà thủ ô chứa antranoid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ. Các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin tetrahydroxytibene  và tanin giúp bổ huyết giữ tinh. Hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.

Củ Hà Thủ Ô

Củ Hà thủ ô

Tác dụng:

Hà Thủ Ô đã được sách thuốc xưa ghi lại với nhiều công dụng độc đáo như chữa tràng nhạc. Mạnh gân cốt đẹp sắc mặt, mẩn ngứa ở đầu mặt cổ thêm khí huyết. Chữa táo bón lâu ngày, uống lâu làm xanh râu tóc, kéo dài tuổi thọ.

Y học hiện đại cũng đang dần tiến sâu vào nghiên cứu những giá trị chữa bệnh độc đáo của vị thuốc này. Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi ghi chép lại thì những thành phần dược lý cơ bản có trong vị thuốc đã giải thích được phần nào những công dụng trên.

Ông cho biết thuốc cứa thảo dược này có thể bổ máu. Trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu. Mẩn ngứa, làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.

Bác sĩ

Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: nhiều người đã dùng hà thủ ô không chỉ để chữa rụng tóc, tóc bạc sớm mà cả đau lưng, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch, tăng cường miễn dịch, tiểu đường…

Nhưng các bạn cần phải rất lưu ý vì hà thủ ô là một vị thuốc có chất độc, nếu không biết cách chế biến sẽ dễ ngộ độc và tử vong nên cần phải biết cách lựa chọn nơi bán hàng chất lượng và chế biến các bài thuốc có loại thảo dược này thật đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bào chế Hà thủ ô:

Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước. Nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn. Cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9 lần thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.

Rượu ngâm hà thủ ô có vị ngọt của thảo dược và hương thơm. Quý khách hàng lưu ý phải khử thật tốt trước khi sử dụng để hà thủ ô đạt dược tính tốt nhất.

Hà Thủ ô đỏ sau khi được bào chế

Hà Thủ ô đỏ sau khi được bào chế

Hà thủ ô:

Theo bác sĩ Cao Hồng Phúc ở Học viện Quân y 103 thì những người bị rối loạn tiêu hóa. Viêm đường tiêu hóa như đau dạ dày thì không nên dùng loại thảo dược này vì thành phần anthraglucosid trong nó gây ra tiêu chảy mạnh. Làm giảm hấp thụ kali, gây rối loạn điện giải khiến cơ thể bị yếu. Thần kinh rối loạn người bệnh có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, chân tay không thật.

Đặc biệt,trong thực tế nhiều nhiều trường hợp bị viêm gan do dùng hà thủ ô ở nhiều cấp độ (vàng da, men gan tăng…) đã được ghi nhận.
Hơn nữa, trong ha thu ô có hoạt tính estrogen thực vật khá cao dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Nên những người có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thu vú hoặc tử cung không nên dùng. Ngoài ra, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật cũng không được dùng vì nó gây hạ đường huyết sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Cách chọn mua hà thủ ô:

Trên thị trường hiện nay có xuất hiện hà thủ ô giả, kém chất lượng làm từ củ nâu hoặc hà thủ ô trắng. Để tránh mua phải hàng giả, bạn nên xem xét thật kỹ hoặc nhờ người biết về các vị thuốc Đông y đi cùng. Hoặc bạn cũng có thể căn cứ vào những đặc điểm như: hà thủ ô đỏ có hình dạng tương tự củ khoai lang. Bề ngoài nhiều chỗ lồi lõm, cứng, khó bẻ. Miếng cắt ngang bên trong màu hồng, giữa thường có lõi gỗ cứng. Hà thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Hà thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Hà thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Nếu đang dùng hà thủ ô trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn huyết động vật, củ cải. Các loại gia vị như hành, tỏi. Người bị táo bón, tiêu chảy nhiều không nên dùng hà thủ ô. Bạn cần bảo quản hà thủ ô đã chế biến ở nơi khô thoáng. Tránh ẩm mốc vì khi bị mốc, chúng sẽ gây hại cho gan và thận.

Cách chế biến Hà thủ ô với đậu đen:

Nguyên liệu:

  • Hà thủ ô đỏ: 1kg loại tươi hoặc khô đều được
  • Đậu đen: 2 kg

Cách chế biến:

  • Đậu đen ninh lấy khoảng 1,5 lít nước
  • Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen.  Cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày ăn khoảng 2,3 thìa cà phê bột hà thủ ô (Hà thủ ô có vị chát vì vậy ta nên cho thêm đường vào quấy với bột hà thủ ô để uống cho ngon).
  • Bài thuốc trên vừa tốt cho tóc lại rất bổ máu nữa. Nhưng phải kiên trì vì ăn hà thủ ô trong 1 thời gian dài khoảng 5-6 tháng tóc mới đen được nhé.

Lưu ý: ” Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Cách chế biến Hà thủ ô hoàn

Nguyên liệu:

Hà thủ ô đỏ: 1,8Kg

Ngưu tất: 0,6Kg

Đậu đen : 2Kg

Cách làm:

  • Hà thủ ô và ngưu tất thái miếng mỏng, hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen (Khoảng 2kg) đãi sạch
  • Cho các vị thuốc và chõ, cứu một lượt thuốc lại một lượt đậu
  • Đồ chín đậu đen, lấy thuốc ra phơi khô, cứ làm như vậy 3 lần rồi lấy thuốc ra tán bột
  • Lấy thịt đại tạo và mật ong trộn với bột làm thành viên nhỏ 0.5gram

Cách dùng:

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên

Ngoài ra Hà thủ ô cũng có thể dùng để ngâm rượu mà không cần qua khâu chế biến. bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu hà thủ ô như sau:

Cách ngâm rượu hà thủ ô:

  • Hà thủ ô đỏ khô: …… 1Kg
  • Đường phèn: ………… 0,5kg
  • Rượu trắng: ………….. 3-4 lít
  • Ngâm trong thời gian 2 tháng trở lên, mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn.

Giá Bán :

Hà Thủ Ô Loại Thường : 150.000/1kg
Loại Đẹp : 250.000/1kg

MỌI NGƯỜI CÓ NHU CẦU MUA HÀ THỦ Ô ĐỂ LÀM THUỐC CÓ THỂ ĐẾN VỚI THẢO DƯỢC THUỐC NAM SINH PHƯƠNG. TẠI ĐÂY CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP:

  • Các loại thuốc nam từ thảo dược thiên nhiên
  • Cao, trà túi lọc, tinh dầu
  • Thuốc thực phẩm chức năng,…

Thông tin liên hệ:

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Kinh doanh thảo dược thuốc nam Anh Quốc

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 (Anh Quốc)

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !