GỪNG GIÓ – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ GAN
Gừng gió được coi là thần dược hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng, có khả năng kháng viêm, chữa bệnh mất ngủ, đau khớp, phì đại tuyến tiền liệt, men gan cao, các loại bướu, khối u…
Gừng gió có tên gọi khác là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan, riềng dại, gừng giềng, ngải mặt trời. Tên khoa học Zingber zerumbe (L) sm, họ gừng (Zingiberaceae).
Mô tả:
Cây gừng gió cao từ 1 – 1,3m, thân rễ dạng củ, có phân nhiều nhánh. Khi còn non, củ màu vàng, thơm, gừng càng già củ càng to, chắc, bên trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu, sau chuyển thành màu trắng và có vị đắng. Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhạt, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn; cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ sau khi lá mọc. Thường có màu lục, khi già có màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm và màu trắng. Mùa hoa và quả thường vào tháng 5,6.
Phân bố:
Loại cây này mọc hoang ở khắp nơi trong rừng, các vùng đồi núi phía Tây Bắc, nơi đất ẩm ướt, dọc theo ven suối nơi đất núi rậm rạp.
Bộ phận dùng:
Củ gừng, lá gừng. Thường dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Sau khi thu hoạch rửa sạch, cắt mỏng phơi khô để sử dụng; tuy không phải là dược liệu hiếm nhưng gừng gió rất khó tìm thấy.
Tính vị:
Theo đông y, Gừng gió có vị đắng, tính bình, cay với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết; được dùng để trị chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt là có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào…
Thành phần hóa học:
Trong củ gừng gió có chứa phần lớn là tinh dầu, dầu béo và nhựa và có cả chất xơ. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen. Trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%; các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho.
Công dụng:
– Kích thích tiêu hóa
– Điều trị các chứng đầy bụng ợ chua, khó tiêu
– Điều trị chứng nôn nao, cồn cào và chóng mặt
– Tẩy độc đường ruột
– Làm ấm bụng
Hỗ trợ điều trị các bệnh xơ gan cổ trướng, hỗ trợ ức chế có hiệu quả các loại ung thư, u nang: ung thư cổ tử cung, buồng trứng, vú, máu, xương, gan, phổi, đại tràng, tũy da, lưỡi…
Đối tượng sử dụng:
– Bệnh nhân tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu
– Người bị suy giảm chắc năng tiêu hóa
– Người thường xuyên bị lạnh bụng.
– Người bình thường không bệnh tật gì, dùng hàng ngày đặc biệt trong những ngày lễ, ngày tết để giúp tiêu hóa tốt hơn.
Có hai cách sử dụng gừng gió:
Sắc uống hoặc ngâm rượu.
Sắc uống:
Lấy 20 gam củ tươi đun với 500ml lít nước để uống trong ngày.
Ngâm rượu:
1kg củ tươi ngâm với 1 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được. Sử dụng rượu gừng gió hàng ngày trong mỗi bữa ăn, mỗi lần dùng tập 1 đến 2 ly nhỏ. Rượu gừng gió có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ngăn ngừa và điều trị các chứng đầy hơi và khó tiêu rất tốt.
Một số bài thuốc:
Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng:
Thân rễ gừng gió 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 4 bát ăn cơm nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát gạn lấy nước uống vào lúc 10 giờ. Nước hai cũng đổ 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát uống vào lúc 16 giờ. Uống chừng 1 – 2 tiếng sẽ thấy bụng sôi nhẹ và muốn đại tiện. Khi đại tiện thấy phân loãng, hôi, màu nhạt nâu như bã cà phê, thế là có tác dụng.
Chú ý: trong thời gian sử dụng thuốc phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng, kiêng rượu, bia, không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh.
Thông mật, ngừa chuyển ung thư, chữa xơ gan cổ trướng:
Gừng gió 500g, cây xạ đen 200g, nhân trần 200g tán bột, uống 10g/lần, 2 lần/ngày, hết thuốc là một đợt, nghỉ 10 ngày, uống tiếp đợt khác.
Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính:
Gừng gió tươi 100g để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 0,5 lít nước đun nhỏ lửa sắc lại còn 150ml thì đổ ra chén, tiếp tục đổ thêm 0.4 lít nước đun nhỏ lửa sắc lại còn 150ml, trộn 2 thuốc với nhau, chia làm 3 lần uống trong ngày. Cứ 3 tuần một liệu trình.
Chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh:
Thân rễ gừng gió khô 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm 10ml rượu trắng, chắt nước uống 2 lần/ngày; đồng thời, lấy bã chưng nóng, xoa xát khắp người.
Chữa suy dinh dưỡng, thiếu máu, làm da dẻ hồng hào:
+ Gừng gió khô 50g tán bột, thêm ít mật ong, làm tễ 5g/viên, mỗi ngày uống 10g sau bữa ăn.
+ Gừng gió 350g, đương quy 50g, thái nhỏ tất cả phơi khô tán thành bột, thêm ít mật ong, làm tễ 5g/viên, mỗi ngày uống 10g sau bữa ăn.
Chữa bị thương ứ máu, đơn độc sưng tấy:
Gừng gió 15g, nghệ vàng 15g, nghệ đen 15g, cho thêm giấm ăn 150ml, tất cả đem giã nhuyễn, vắt lấy nước uống 1-2 lần/ngày, uống từ 3-5 ngày. Phần bã thuốc đem chưng nóng rồi đắp vào chỗ đau.
Chữa cảm lạnh, cảm mạo:
Thân rễ gừng gió 30g tươi rửa sạch, thái mỏng, cho thêm ít rượu chắt lấy nước uống mỗi ngày 3 lần, dùng liên tiếp trong 2 ngày liền. Kết hợp với xông hơi để bệnh mau khỏi: dùng lá gừng gió tươi 50g, vỏ quýt phơi khô 10g, lá khuynh diệp 50g sắc với 1 lít nước. Sôi 10 phút, xông cho đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp ngực và lưng, sau đó lau khô, đắp chăn ấm nghỉ ngơi 20 phút sẽ khỏe.
Kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng:
Thân rễ gừng gió 50g tươi, đem thái mỏng cho vào 650ml rượu trắng, ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được. Gạn lấy nước rượu uống mỗi ngày 1 lần 20ml, uống trước bữa ăn. Người mắc bệnh gan mạn tính không nên dùng.
Trị đau nhức khớp chậu:
Gừng gió 50g, lá ngải cứu 20g, cả hai thái nhuyễn thành sợi, 50g gạo lứt rang vừa vàng sẫm, hành củ 20g, hành lá 15g xắt nhỏ, 200 – 350g lươn đã mổ bỏ ruột và chỉ máu, bỏ vào dấm cho tiết nhớt, không bỏ đuôi, sau đó nêm gia vị, nấu trong 0,8 lít nước còn 0.3 lít. Chia làm 2 phần ăn vào trưa và chiều, cách 2 ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 15 lần. Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và đau nửa đầu.
Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh:
Gừng gió 10g, hoa khoai mỡ 10g, lá khoai mỡ 5g; sắc 3 bát nước lấy lại còn 1/2 bát. Uống ngày 2 lần, dùng liên tục trong 3 ngày.
Cầm máu vết thương:
Thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo. Khi lá được chế biến khô gọi là thanh đại rồi đắp vào vết thương băng giữ.
Nam giới tuổi trung niên bị mỡ trong máu:
20g củ gừng gió thái sợi, 10g lá gừng gió thái nhuyễn, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư, táo tàu khô 30g, nấu tất cả trong 1 lít cô lại còn 0,5 lít nước. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 10 lần.
Phụ nữ sau sinh ăn uống không ngon miệng:
Gừng gió 5g, ngọn bí đỏ 50g, cà chua chín bỏ hạt 50g, thịt cá hồng đã bỏ xương 50g, 1/3 thìa bột nêm, 1/4 thìa đường cát. Đem tất cả nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn buổi trưa và buổi chiều. Cách ngày ăn 1 lần.
Ăn uống khó tiêu:
Dùng 30 – 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non và 1 quả chanh muối, tất cả cho vào 0,2 lít nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, trung tiện, thông tiểu tốt. Nên nằm nghỉ 10 phút sau khi uống.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi đang sử dụng Gừng Gió.
“Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Mua Gừng Gió ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Giá bán sản phẩm :
Gừng Gió: 180.000/ Kg
Để biết thêm về Gừng Gió và đặt mua an toàn và đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ :
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !