ĐẬU CỌC RÀO – CHỮA VẨY NẾN, PHONG HỦI, NHIỄM TRÙNG TRICHOMONAS Ở ÂM ĐẠO
Đậu cọc rào còn gọi là ba đậu mè, dầu lai, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong đâu ngô, đồng thụ lohong. Theo đông y, đậu cọc rào có tác dụng chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, bong gân, mẩn ngứa, eczema, vẩy nến, phong hủi. Cây có tên khoa học là Jatropha curcas L. (Curcas purgans Medik), thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
MÔ TẢ:
Đậu cọc rào thuộc loại cây nhỏ, chiều cao từ 1 – 5m hoặc hơn. Có cành to bụ, nhẵn, bên trên chứa vầu nổi lên do sẹo của lá. Khi chặt thân sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ có màu trắng.
Lá đơn độc, xẻ hình chân vịt, chia thành 3 đến 5 thùy nông. Chiều dài khoảng 10 – 13cm và rộng 8 – 11cm.
Hoa nhỏ có màu vàng, cùng gốc và mọc thành chùy tận cùng hoặc ở nách lá. Hoa đực thường mọc ở phía đầu lá, chứa các nhánh với cuống ngắn có khuỷu.
Quả nang dạng trứng, có màu đen nhạt hoặc đôi khi là màu đỏ nhạt. Lúc đầu quả mẫm, về sau chuyển thành dạng khô. Có độ dai, nhẵn, mở theo ba mép.
Bên trong chứa 3 hạt vừa, có áo hạt và hình trứng. Chiều dài của hạt khoảng 2cm, chiều rộng 1cm, nhẵn và màu đen nhạt bên ngoài. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Đây là cây bản địa của châu Mỹ, sau được di thực đi đến vùng nhiệt đới. Phổ biến ở Việt Nam do rất dễ trồng, mọc rất nhanh. Ngoài ra còn được tìm thấy ở Lào cùng Campuchia.
BỘ PHẬN DÙNG:
Lá, dầu hạt ( Folium et Oleum Jatrophae), nhựa mủ, hạt, cành cây, rễ được sử dụng nhiều.
THU HÁI:
Người dân thường thu hoạch lá quanh năm, do loài cây này rất dễ trồng.
CHẾ BIẾN:
Sau khi hái lá về có thể dùng tươi, còn hạt thì đem sơ chế sạch rồi ép thành dầu.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Trong hạt đậu cọc rào có khoảng 20 – 25% dầu béo, protein cùng chất nhựa. Còn chứa một phytotoxin gọi là curxin tuy làm tổn thương các mạch máu và có thể gây nguy hiểm.
Đậu cọc rào có màu hơi vàng hoặc không màu. Không mùi và trong ở nhiệt độ thường.
Lạnh ở 90C sẽ làm lắng đông stearin và đông đặc ở nhiệt độ 00C. Có tỷ trọng 0,915 ở 150C.
Dầu cọc rào không có khói, rất thích hợp với việc chế biến xà phòng với ưu điểm không kích ứng da.
TÍNH VỊ
Sách y học cổ truyền cho rằng lá đậu cọc rào có vị đắng, se tính mát và chứa độc.
CÔNG DỤNG:
Có tác dụng làm co thắt cơ bụng mạnh, gây nôn sau 30 phút, dùng làm thuốc sổ. Làm tan máu ứ, tiêu sưng, cầm máu và chống ngứa. Giúp tẩy mạnh, giải độc, sát trùng, chữa chấn thương bầm giập.
Trị vết thương chảy máu, bong gân, mẩn ngứa, eczema. Chữa vẩy nến, phong hủi, nhiễm trùng trichomonas ở âm đạo. Trị loét mạn tính, chữa táo bón, trị ghẻ lở, mụn nhọt. Chữa bệnh về tóc, nấm tóc, các vết loét và đánh lưỡi cho người ốm.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Trị loét mạn tính:
Dùng dầu hạt đậu cọc rào cùng vaselin làm pomat để bôi.
Khi bị mẩn ngứa và eczema:
Sử dụng lá đậu cọc rào tươi đem giã nát và rịt vào vùng bị bệnh.
Giúp tiết sữa và làm sung huyết:
Đem lá đậu cọc rào đi rửa sạch rồi sắc uống hết trong ngày.
Chữa vết thương ngoài da:
Chuẩn bị một nắn lá đậu cọc rào, rửa sạch giã đắp bên ngoài. Hoặc ta có thể dùng dầu chiết từ hạt để xoa, rịt vùng bị bệnh.
Chữa ho, cổ họng sưng đau:
Chuẩn bị rễ đậu cọc rào (tán bột), rễ xạ can (tán bột) cùng phèn chua. Đem tất cả hòa với nước sôi để nguội, rồi ngậm không nuốt. Ngoài ra ta có thể dùng hạt đậu sao vàng, sắc uống.
Chú ý khi sử dụng:
Do trong hạt có chứa các thành phần rất độc, nên sẽ dễ gây ngộ độc nguy hiểm khi dùng. Cần hỏi ý kiến bác sĩ và không tự ý sử dụng.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Đậu Cọc Rào ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Để biết thêm về Đậu Cọc Rào và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !