CÂY NGÁI – CHỮA ĐAU LƯNG, TIỂU TIỆN DO NHIỆT VÀ TIÊU CHẢY
Cây ngái hay còn được biết đến với cái tên ngái sung, sung dại, mạy mọi, dã vô hoa. Theo đông y, cây ngái có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm, trị phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương. Cây có tên khoa học là Ficus hispida L.f, thuộc họ dâu tằm Moraceae.
MÔ TẢ:
Cây ngái thuộc loại cây nhỡ, thường cao khoảng 5 – 7m. Cành non màu nâu xám được phủ nhiều lông cứng, nhám, còn cành già thì nhẵn.
Lá mọc đối, có hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 11 – 20cm và rộng 5 – 12cm. Gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, ngoài mép có khía răng. Hai mặt đều có lông nháp và lá kèm có lông ngắn.
Cụm hoa mọc ở gốc thân, hoa đực và hoa cái thường mọc ở cành già. Hoa đực nhiều, tập trung ở đỉnh cụm hoa có 3 lá đài lõm, nhị 1. Còn hoa cái thì có bầu bọc bởi đài.
Quả phức, hình cầu, thót lại ở gốc, đầu bẹt và bên ngoài có lông nháp. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Cây thường mọc ở các đồng bằng và trung du miền núi, thường có nhiều ở miền Bắc. Ngoài ra cây còn phân bố ở Lào, Malaysia, Ấn Độ và Vân Nam Trung Quốc.
BỘ PHẬN DÙNG:
Toàn cây đều có tác dụng chữa bệnh.
THU HÁI:
Người ta thường thu hái lá quanh năm, còn rễ thu hái vào mùa thu. Vỏ thân thu hái vào mùa xuân, lúc này vỏ chứa nhiều nhựa dễ bóc.
CHẾ BIẾN:
Sau khi thu hái vỏ thân về, cạo sạch vỏ ngoài, rồi phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Theo các nhà khoa học trong cây ngái có chứa lupeylacetate, friedlin, epifriedelinol, glutinol. Ngoài ra còn có taraxerol,oleanolicacid, hợp chất béo và steroid.
TÍNH VỊ:
Theo đông y, lá và rễ cây ngái có vị đắng, sáp và có tính mát.
CÔNG DỤNG:
Có tác dụng điều trị sốt rét, mụn đầu đinh, phù nề, tính nước. Trị đau nhức xương khớp, kiết lỵ, đại tiện ra máu tươi, phòng ngừa sốt rét. Chữa sốt, mất sữa, tiêu hóa kém, vàng da, đau lưng, nhức xương, bí tiểu tiện.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Chữa tiêu chảy:
Lấy 30g vỏ thân cây ngái, 20g rễ cây sống rắn, 20g rễ màng tang. Rồi đem tất cả chặt nhỏ, phơi khô, sau đó sao vàng, rồi sắc nước uống.
Chữa đau lưng và khi nhức xương:
Dùng 50g rễ ngái, 50g rễ cỏ xước, 30g dây đau xương, 30g rễ si. Sau đó đem tất cả đi sao vàng, rồi sắc uống.
Khi bị bí tiểu tiện do nhiệt:
Lấy 50g rễ ngái, 50g thổ phục linh, 30g rễ cối xay, 20g mã đề, 20g cỏ xước, rồi đem sắc uống trong ngày.
Chữa phù thận cấp và mạn tính ( nếu tuổi trẻ phù thận cấp):
Lấy 40g tầm gửi cây ngái, 30g tầm gửi cây dâu tằm, 30g cây rau dừa nước, 15g cây mã đề, 15 – 20g cỏ nhọ nồi, 30g lá ngũ trảo. Cho nước ngập thuốc, sắc đến cạn còn một bát sắc 3 lần. Chia đều 3 lần uống trong ngày, sau ăn no và nhớ kiêng ăn mặn.
Khi bị chứng phong thấp, nhức mỏi và sưng khớp:
Dùng 40g rễ cây ngái (thái phơi khô), 20g tầm gửi cây ngái (phơi khô), 15g rễ cây cỏ xước (phơi khô tẩm rượu). Thêm 15g rễ cây xấu hổ tía (phơi khô), vỏ quả cam sành (thái phơi khô sao vàng), rễ cây cam sành (phơi khô), rễ cây muống biển (tẩm nước gạo 1 đêm phơi khô), mỗi vị 12g. Sau đó đem đi sắc nước uống trong ngày.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Cây Ngái ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Giá bán sản phẩm :
Cây Ngái: 180K
Để biết thêm về Cây Ngái và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ :
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !