Cây Chàm Mèo

  • Hãng sản xuất Thảo Dược Sinh Phương
  • Bảo hành 1 Năm
  • Giá 200.000 VNĐ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Tình trạng Còn Hàng

Đặt mua

Nội dung chi tiết

CÂY CHÀM MÈO – CHỮA BỆNH NGOÀI DA

Cây Chàm Mèo

“Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Hình ảnh chước áo nâu chàm của người dân Việt bắc hiện lên trong bài thơ của nhà thơ Tố Hữu, ít ai biết rằng màu áo ấy được nhuộm lên từ một loài cây mà chỉ có ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta cây Chàm mèo, ngoài việc dùng làm phẩm để nhuộm áo loài cây này còn là một vị thuốc quý được người dân tây bắc sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh đặc biệt là hỗ trợ điều trị ung thư.

Cây chàm mèo chữa sốt cao, nhức đầu, phát ban, chảy máu cam

Cây chàm mèo chữa sốt cao, nhức đầu, phát ban, chảy máu cam

Tên thường gọi: Chàm mèo.

Tên khác: Chàm lá to.

Tên tiếng Anh: The Rum, Assam Indigo.

Tên khoa học: Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze.

Thuộc họ Ô rô – Acanthaceae.

Mô tả cây dược liệu:

Cây chàm mèo nhỏ lưu niên, cao 40-80cm (có khi đến 2m); thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở các mấu. Lá mọc đối, thường mềm ỉu, hình trái xoan hay bầu dục thon, dài 10-13cm, gân phụ 6-7 cặp, mép có răng hay khía tai bèo, các lá cùng một đôi thường không bằng nhau. Hoa mọc so le hay mọc đối, xếp thành bông ít hoa; các bông này lại xếp thành chùy; lá bắc hình lá, nhẵn, lá bắc con hình sợi; đài cao 1cm, các lá đài nhọn; tràng hoa màu lam đến tím, cuống dài 3-3,5cm, phía trên loe ra, có 5 thuỳ bằng nhau, nhị 4; bầu không lông. Quả nang dài, không lông.

Mùa hoa quả tháng 11-2.

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng làm thuốc là lá (lá được chế biến khô gọi là thanh đại), thân và rễ gọi là Bản lam căn, lá thu hái lúc giai đoạn bánh tẻ (không non quá hoặc già quá), đem về phơi khô.

Phân bố và thu hái:

Là loại cây mọc hoang ở các thung lũng ẩm ướt, các núi đá và được trồng ở các tỉnh vùng cao ở miền Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn… Ngoài công dụng nhuộm vải, chàm mèo còn được biết đến như một cây thuốc quý. Hiện nay cây Chàm mèo được người dân trồng nhiều vì mục đích chữa bệnh và kinh tế.

Sau khi trồng được 6 tháng đã có thể thu hái lá. Dùng lá tươi để chế bột chàm; lá tươi ngâm nước ở 30oC trong 12 giờ cho lên men. Lọc men, lọc, kiềm hoá bằng vôi và khuấy liên tục 4-5 giờ. Lọc gạn lấy bột Chàm, ép kiệt nước, thái thành miếng, phơi trong mát đến khô. Bột Chàm tốt phải chứa 60-70% indigotin.

Có thể chế Thanh đại thành dạng bột bằng cách ngâm lá chàm mèo vào vại nước cho đến khi nẫu nát, vớt bỏ bã lá, kiềm hóa bằng một ít vôi cục, quấy đều, vớt lấy bọt chàm nổi lên trên mặt, phơi khô trong bóng râm, nghiền nhỏ để dùng. Rễ thu hoạch sau khi hái lá một thời gian, rễ được đào lên, rửa sạch, phơi khô.

Cây chàm mèo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Cây chàm mèo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Thành phần hóa học:

Lá Chàm mèo chứa 0,4-1% indican. Khi thủy phân, indican cho indoxyl và glucose. Khi bị oxy hóa, indoxyl cho indigotin. Indigotin có màu xanh lam sẫm. Còn có indirubin.

Tính vị, quy kinh:

Theo đông y Hồ đào nhân có vị đắng, tính hàn. Quy kinh vào Can, Vị.

Công dụng:

Theo nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của dân gian Chàm mèo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết dùng chữa các chứng bệnh cấp tính như sốt cao, nhức đầu, miệng khát, phát ban, chảy máu cam, lỵ, mụn nhọt độc, mẩn ngứa, viêm họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm amidan, viêm đường hô hấp.

Nghiên cứu gần đây cho thấy thanh đại có tác dụng tốt trong việc chữa trị ung thư bạch cầu do có chứa indirubin. Rễ chàm mèo còn dùng chữa viêm não truyền nhiễm, viêm não B, thương hàn, quai bị.

Một số bài thuốc ứng dụng lâm sàng:

  1. Chữa uống thuốc quá liều lượng mà ngộ độc, buồn bực nguy cấp: Lá Chàm giã nhỏ, chế nước nguội, vắt lấy nước cốt uống vài bát.
  2. Chữa đơn lở nổi bọng nước, đau nhức: Lá chàm giã nát đắp.
  3. Chữa chảy máu mũi: bột Chàm, bồ hóng sao, tán bột lượng bằng nhau, uống mỗi lần 4g.
  4. Chữa trẻ em cam răng, thối loét: dùng Thanh đại bôi khắp chân răng, mỗi giờ bôi một lần
  5. Chữa cảm mạo phong nhiệt: Rễ chàm mèo 15g, đại thanh diệp 10g, cát cánh 10g, bạc hà 9g, sinh cam thảo 3g. Sắc lấy 200ml uống một lần ngày một thang, uống 2 – 3 thang.
  6. Chữa cảm nhiễm độc tà, sốt cao, sợ lạnh, đầu mình đau nhức khát nước, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhợt: Rễ chàm mèo 30g, hoàng cầm 15g, huyền sâm 10g, cát cánh 10g, liên kiều 10g, sài hồ 10g, ngưu bàng 10g, thăng ma 3g, mã bột 5g, cam thảo 5g, trần bì 5g, cương tàm 5g, bạc hà 5g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
  7. Làm hạ sốt, khát nước: Lá chàm mèo khô 15g (tươi 30g), kim ngân hoa 30g, thạch cao sống 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
  8. Chữa trẻ em bị cảm mạo dẫn đến các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, người khó chịu, sốt cao, miệng khát: Dùng lá chàm mèo khô 10g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày. Trường hợp bệnh nặng: Rễ chàm mèo 30g, hoàng cầm 15g, áp chích thảo 30g, xạ can 9g, quán chúng 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
  9. Chữa viêm amidan, sưng hạch ở cổ:
  10. Lá chàm mèo khô 15g, bồ công anh 15g; huyền sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
  11. Chữa viêm họng, ban sởi, loét miệng, mẩn ngứa: Rễ chàm mèo 12g, hoàng bá 8g, kim ngân hoa 10g, đại hoàng 9g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
  12. Chữa bệnh sởi kết hợp với viêm phổi: Rễ chàm mèo 9g, kim ngân hoa 9g, thiên hoa phấn 3g, hạnh nhân 3g, huyền sâm 6g, mạch môn đông 3g, tang diệp 3g, tiền hồ 3g, cam thảo 1,5g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, uống 3-4 thang liền.
  13. Làm cầm máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo, đắp vào vết thương băng giữ.
  14. Chữa viêm da do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc sâu bọ đốt: Lá chàm mèo 30g, xích thược 20g, hồng hoa 10g, đào nhân 15g, tạo thích 30g, sơn giáp sao 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang, còn bã thuốc đem đun lại 2 lần, lấy nước rửa nơi bị bệnh.        
  15. Chữa viêm não, sốt cao, khát nước: Lá chàm mèo khô 15g (tươi 30g) kim ngân hoa 30g, thạch cao sống 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
  16. Chữa ban đỏ kết vảy thể huyết nhiệt: Rễ chàm mèo 15g, hạt ích mẫu 15g, tử thảo bì 15g, đan bì 15g, bạch truật 15g, ngân hoa 15g, sinh địa 15g, phục linh 10g, bạch tiên bì 15g, kinh giới 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang chia 3-4 lần, liên tục 3-4 thang liền.

* Lưu ý:

– Không dùng trong các trường hợp âm hư hỏa vượng, ho do đàm nhiệt hoặc tiêu chảy. 

“Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Mua Cây Chàm Mèo ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?

Cây Chàm Mèo cực kỳ hữu dụng bạn đang có nhu cầu sử dụng hoặc người thân, bạn bè bạn có nhu cầu sử dụng vị thuốc làm từ loài cây này, để giúp Thảo Dược Sinh Phương chúng tôi có thêm nghị lực để đưa những bài viết bổ ích hơn nữa đến với quý bạn đọc, quý khách hàng hãy đến và ủng hộ chúng tôi bạn nhé!

Giá bán sản phẩm:

Lá Chàm Mèo: 200.000/kg

Bột Lá Chàm Mèo 250.000/1kg

Rễ Chàm Mèo: 600.000/kg

Để đặt mua Cây Chàm Mèo an toàn và đúng nguồn gốc, giá cả phải chăng quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ :

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 (Anh Quốc)

Tại : 146/59/9 Vũ Tùng, Phường 2, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

0908740476 ( Chị Tuyết)

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !