CÂY BÔNG GÒN – TRỊ MỤN NHỌT SƯNG TẤY, RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Cây bông gòn hay còn được gọi với cái tên bông gạo, gòn, mộc miên, cây gạo, hoa gạo. Theo đông y, cây bông gòn có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, làm se, giải độc, trị các bệnh ngoài da, kiết lỵ, ỉa chảy. Cây có tên khoa học là Gossampinus malabarica, thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
MÔ TẢ:
Bông gòn thuộc loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 15 – 17m. Thân, cành phủ nhiều gai nhọn, có lá kép hình lông chim. Mỗi lá chứa từ 5 – 8 lá chét có phiến hình trứng hay hình mác. Lá chét thường rụng sớm có chiều rộng khoảng 4 – 5cm và dài 9 – 15cm. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu vào lòng đất và có độ bám khỏe.
Hoa màu đỏ có 5 cánh và thường mọc ở các cành nhỏ và nhỡ. Cánh hoa dày, mềm mịn và nhị hoa có màu đỏ chứa nhiều hạt đen ở đỉnh.
Quả nang dạng thoi, bên trong ruột có chứa bông (gọi là bông gòn). Hạt hình trứng, có nhiều lông trắng mịn ở phía ngoài vỏ. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Cây được tìm thấy ở các nước Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ. Hiện nay, ở nước ta cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
THU HÁI:
Có thể thu hái toàn cây quanh năm, còn hoa thì phải đợi đến mùa.
SƠ CHẾ:
Thường thì dược liệu được dùng tươi, còn vỏ cây thì cạo bỏ vỏ thô và gai ở bên ngoài. Sau đó thái nhỏ từng khúc rồi mang đi sấy cho khô dùng dần.
BẢO QUẢN:
Dược liệu cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Bên trong hạt có chứa 20 – 26% chất béo đặc, stearin, vỏ thì cây chứa nhiều chất nhầy. Bên cạnh đó rễ còn chứa galactose, arabinose, tannin, cephaclin, chất béo, protein, semul đỏ. Toàn thể thân cây có chứa đường và nhiều nguyên tố vi lượng như pectin tannin, nhựa.
TÍNH VỊ:
Theo đông y, vỏ ngoài, rễ của cây gạo có vị đắng và tính mát, còn hoa thì chát đắng, hơi ngọt, tính mát.
CÔNG DỤNG:
Có tác dụng trị tiêu sưng, lợi tiểu, gây nôn và đau nhức chân răng. Giúp bó xương gãy, cầm máu vết thương, trị tiểu tiện khó và bệnh lậu. Trị mụn nhọt sưng tấy, rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống. Trị ho có đờm do phế nhiệt, viêm dạ dày. Chữa viêm ruột cấp, đại tiện ra máu, bệnh trĩ xuất huyết.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Trị tiểu tiện không thông:
Cần có 20g hạ khô thảo, 20g dây kim ngân, 10g nhựa của cây bông gòn. Mang đi sắc cùng 750ml nước, đến cạn còn 300ml. Đem chia làm 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
Khi bị trĩ xuất huyết:
Đem hoa hòe 15g, quyết bá 10g, hoa gạo 20g đi sắc nước uống trong ngày.
Giúp lợi sữa:
Lấy 10 – 12g hạt cây bông gòn khô đi sắc uống hàng ngày.
Làm bổ máu, lưu thông khí huyết:
Chuẩn bị 15 – 20g hoa gạo khô, đi đun lấy 1 lít nước dùng uống trong ngày.
Điều trị bỏng:
Đem hoa gạo tươi, đi giã nát rồi lấy nước cốt trộn với dầu gấc theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thoa hỗn hợp lên vết bỏng, sẽ giúp làm giảm đau và nhanh liền da.
Trị đau dạ dày:
Lấy rễ hoàng lực 6g cùng hoa gạo 30g đi sắc trong ngày dùng liên tục trong vòng 3 – 4 tuần lễ là khỏi.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Cây Bông Gòn ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Để biết thêm về Cây Bông gòn và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !