Bạch Lãm

  • Hãng sản xuất Thảo Dược Sinh Phương
  • Bảo hành 2 Tháng
  • Giá 80.000 VNĐ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Tình trạng Còn Hàng

Đặt mua

Nội dung chi tiết

BẠCH LÃM – CHỮA VIÊM HỌNG , HO CÓ ĐỜM, PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI, PHÁT BAN

Bạch lãm hay còn được biết đến với cái tên côm háo ẩm, cảm lãnh, cà na, trám trắng. Trong đông y, bạch lãm có tác dụng hỗ trợ lọc máu, chữa đau răng, dị ứng sơn, giải rượu, chữa cổ họng sưng đau, tăng kích thích tuyến nước bọt, tăng tiết dịch vị tiêu hóa có nhiều đờm. Tên khoa học là Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. madopetalus Pierre), thuộc họ Côm – Elaeocarpaceae.

Bạch lãm chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy, chữa đau răng và dị ứng sơn

Bạch lãm chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy, chữa đau răng 

Mô tả:

Bạch lãm thuộc loại thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 25 m. Cành nhỏ, có màu nâu nhạt, bên trên phủ nhiều lông mềm, mịn.  bạch lãm kép lông chim, phiến lá có hình trái xoan ngược. Thường mọc so le, thót lại ở trên cuống, tù ở đầu và dài từ 35 – 40 cm. gồm 7 – 11 chét lá, mặt trên có màu xanh bóng, còn mặt dưới có nhiều lông ánh bạc.

ở gần gốc có đầu ngắn, còn ở giữa thì dài hơn. Có đầu thuôn dài, lá trong cùng có hình bầu dục và gân lá nổi rõ. Lá kép thường được phủ lông mềm và có màu nâu ánh bạc.

Cụm hoa mọc ở ngọn cành thành chùm kép, dài từ 8 – 10 cm. Cụm hoa có các lá bắc hình vảy, hoa mọc thưa, thành 2 – 3 cái ở một mấu. Đài hoa phủ một lớp lông mỏng và có tràng hoa hình bầu dục. Cánh hoa hơi dài hơn các lá đài, mặt ngoài có phủ một lớp lông ngắn. Hoa 6 nhị, chỉ nhị ngắn và bầu nhị hình trứng có lông màu nâu.

Quả hạch hình trứng, dài khoảng 3 cm, nhọn ở đầu. Khi chín có màu vàng nhạt, thịt quả dày, có hạt cứng. Cây ra hoa vào tháng 10 – 3, còn kết quả từ tháng 7 – 9. ( không copy dưới mọi hình thức).

Phân bố:

Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, thường mọc ở Hòa Bình, Ba Vì, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang. 

Bộ phận dùng:

Vỏ, rễ, lá và quả được sử dụng để làm dược liệu điều trị bệnh.

Thu hái:

Vỏ, rễ, lá có thể thu hái quanh năm, còn quả thu hái khi quả chín vào tháng 8 – 9.

Chế biến:

Sau khi thu hái quả về có thể dùng tươi hoặc đem đi muối. Rồi đem đi phơi hoặc sấy khô dùng dần.

Bảo quản:

Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và mối mọt.

Thành phần hóa học:

Theo các nhà khoa học thì trong bạch lãm có chứa canxi, sắt, photpho, vitamin, copaene. Ngoài ra còn có  caryophyllene, cymere, geraniol, elemol, nerol, thymol.

Tính vị:

Trong đông y, quả bạch lãm có vị ngọt chua, tính ôn và không có độc.

Công dụng:

Có tác dụng chữa viêm họng, ho có đờm, phòng ngừa bệnh sởi, phát ban. Trị mề đay ở trẻ nhỏ, tăng cường hệ thống hóa và khả năng hấp thụ thức ăn. Điều trị viêm amidan, an thần, chữa động kinh, trị giun và hóc xương. Chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy, chữa đau răng và dị ứng sơn.

Bạch lãm điều trị viêm amidan, an thần, chữa động kinh, trị giun và hóc xương

Bạch lãm điều trị viêm amidan, an thần, chữa động kinh, trị giun và hóc xương

Một số bài thuốc:

Chữa viêm họng và ho có đờm:

Sử dụng 30g bạch lãm, 15g huyền sâm, 10g mạch môn, 6g cam thảo. Đem rửa sạch, hãm nước, uống như trà và dùng liên tục trong 10 ngày.

Chữa họng đau và có nhiều đờm nhớt:

Lấy 500g quả bạch lãm tươi, đập nát, nấu với nước nhiều lần, rồi lọc bỏ phần bã, lấy nước. Cho thêm 100g đường cát trắng vào, hòa tan, lọc rồi cô đặc đến khi còn 250 ml. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần uống 15 ml. Dùng với nước đun sôi để nguội, đồng thời kết hợp súc miệng với nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày.

Khi bị viêm khí phế quản gây ho khan ít đờm và rát cổ họng:

Dùng 5g đào nhân, 15g bạch truật, 20g bạch lãm, 30g vừng đen, 60g gạo tẻ. Bạch truật và cà na mang đi nấu lấy nước, rồi dùng nước nấu cháo với gạo và các vị thuốc còn lại. Thêm 20g mật ong, khuấy đều, mỗi ngày dùng ăn 1 – 2 lần và ăn liên tục trong 7 ngày.

Điều trị lở sơn và dị ứng sơn:

Lấy vỏ cây bạch lãm, đem đi cắt nhỏ, nấu nước, rồi dùng tắm trong ngày.

Đối với chứng tràng nhạc:

Sử dụng hạt bạch lãm, hạt quả gấcvỏ mướp đắng, với lượng bằng nhau. Sau đó đốt thành than, trộn đều, hòa với mỡ lợn, rồi dùng bôi lên vùng bị bệnh.

Khi đi đại tiện ra máu tươi:

Dùng hạt quả bạch lãm đốt tồn tính, đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10g chiêu với nước cơm uống trong ngày.

Khi bị đi kiết lỵ:

Chuẩn bị 100g thịt quả bạch lãm, đem sắc với 200ml nước, đến cạn còn 100ml. Thì lọc bã lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 25 – 30ml.

Phòng bệnh ngoại huyết:

Sử dụng 30 quả bạch lãm tươi, sắc lấy nước uống hàng ngày và liên tục trong vài tuần.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.

Mua Bạch Lãm ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?

Giá bán sản phẩm :

Bạch Lãm: 80K

Để biết thêm về Bạch Lãm và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 (Anh Quốc)

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !