BẠCH ĐỒNG NỮ – VỊ THUỐC QUÝ CHO PHỤ NỮ
Bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm. Thường dùng để chữa những bệnh ở phụ nữ như khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc chữa mụn nhọt lở ngứa, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao…
Bạch đồng nữ hay còn gọi là bấn trắng, vậy trắng, mò trắng. Là một vị thuốc thuộc vị cỏ roi ngựa có tên khoa học là Clerodendron fragrans vent.
Ta dùng lá và rễ phơi hay sấy khô của cây bạch đồng nữ làm thuốc
Mô tả:
Bạch đồng nữ, cây nhỏ cao chừng 1-1,5m, lá rộng hình trứng, thường rụng lá. Lá mọc đối, dài 10-20cm, rộng 8-18cm, đầu nhọn phía cuống hình tim hay hình hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô, mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới có màu nhạt hơn, gần như bóng, trên những đường gân hơi có lông mềm, vỏ có mùi hơi hôi đặc biệt của cây mò, cuống lá dài khoảng 8cm.
Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm, mọc thành hình mâm xôi gồm rất nhiều tán, toàn cụm hoa có đường kính khoảng 10cm. Đài hoa hình phễu,phía trên xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa đường kính 1,5cm, phía dưới thành hình ống nhỏ, dài 2,5cm hay hơn, 4 nhị dính trên miệng ống tràng cùng với nhị thòi ra quá tràng. Vòi nhụy thường ngắn hơn chỉ nhị. Bầu thượng hình trứng. Quả hạch gần hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Bạch đồng nữ mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta, miền núi cũng như miền đồng bằng, hoa thường nở vào tháng 7-8, quả chín vào tháng 9-10. Ngoài ra bạch đồng nữ còn có thể tìm thấy ở miền nam Trung Quốc, Philippines, Indonesia.
Thu hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, hái về phơi hay sấy khô (phơi khô trong mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng), không phải chế biến gì đặc biệt, hoặc có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô dùng dần, mỏi lưng, huyết áp cao. Khi dùng thái mỏng sắc uống; nhân dân thường dùng rễ sắc uống, còn lá chỉ dùng nấu nước dùng ngoài. Nhưng kinh nghiệm chúng tôi từ lâu đều chỉ dùng lá sắc uống và dùng ngoài.
Bộ phận dùng:
Thân, lá có thể dùng rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Ngoài ra còn có loài màu đỏ gọi xích đồng nữ có cùng công dụng nhưng ít được sử dụng hơn.
Thành phần hóa học:
+ Trong lá Bạch đồng nữ Cleodendrum philippinum có muối Calci.
+ Trong cây Clerodendrum petasites có Flavonoid, Tanin, Cumarin, Acid nhân thơm, Aldehyd nhân thơm và dẫn chất Amin có nhóm Carbonyl.
+ Trong cây Clerodendrum paniculatum L. có Ethylcholestan-5, 22, 25, Trien-3b01, vết Anthocian (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý của Bạch Đồng Nữ:
+ Nước sắc lá tươi của cây Clerodendrum philipinum được dùng rửa trực tiếp lên vết thương nhiễm trùng rồi phủ gạc (Không dùng phối hợp với kháng sinh nếu viêm nhiễm cư trú; có phối hợp với kháng sinh nếu nhiễm trùng toàn thân). Đa số bệnh nhân đều kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Tác dụng của thuốc đã làm giảm rõ phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnh nhân lại thấy mát, dễ chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩn mủ xanh là loại nhiễm trùng dai dẳng, rất khó điều trị với dung dịch thuốc thông thường và làm tổ chức hạt mọc nhanh, vết thương mau lành, làm sẹo đẹp, không để lại sẹo lồi.
+ Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá cũng có tác dụng trị giun.
Tính vị và tác dụng của Cây Bạch Đồng Nữ:
Theo Đông y, Cây Bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm… Thường dùng để chữa những bệnh ở phụ nữ như khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc chữa mụn nhọt lở ngứa, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao…
Rễ có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, điều hòa thể dịch. Có tác dụng hạ huyết áp, nhưng kết quả xuất hiện chậm; sau 4 – 5 tuần tác dụng này thấy rõ rệt. Tác dụng giảm đau thấy rõ sau 1, 2 tuần làm người dễ chịu, các chứng đau đầu, hoa mắt và mất ngủ hết dần. Làm long đờm dãi , làm mát máu và cầm máu.
Đơn thuốc có dùng Cây Bạch Đồng Nữ:
Dùng chữa ho, cảm lạnh và sốt, chữa lao phổi, ho ra máu, chữa lỵ trực khuẩn và viêm gan.
Cây bạch đồng nữ 2g, ích mẫu 2g, ngải cứu 2g, hương phụ 2g. Sắc 3 lần, cô nước sắc đến 20ml, cho đường đủ ngọt, đóng ống 10ml, hàn kính và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Liều dùng 15 – 30g ở dạng thuốc sắc.
Thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, khó sinh nở và khí hư bạch đới. Ngày uống 3-6 ống, thời gian uống: 3 tháng. Đơn thuốc này cũng để chữa tăng huyết áp, ngày 2 – 3 ống. Có thể sử dụng đơn thuốc này với mỗi vị dược liệu từ 4 – 6g để sắc uống trong ngày.
Một Số Bài Thuốc Của Cây Bạch Đồng Nữ:
– Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng:
Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 – 12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.
– Trị viêm gan, viêm mật vàng da:
Cây Bạch đồng nữ phối hợp với nhân trần, diệp hạ châu, chi tử đồng lượng 12-16g, ngày một thang dưới dạng thuốc sắc. Uống liền 3 – 4 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
– Trị dị ứng, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da hoặc ngứa lở âm nang:
Dùng hoa tươi hoặc khô, hãm uống hoặc sắc uống 12g/ngày (nếu khô thì 6g). Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Hoặc lấy khoảng 20-30g hoa, sắc nước rửa, ngày một lần.
– Chữa khí hư bạch đới:
Cây Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 – 3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.
– Chữa vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật:
Rễ Bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam (hoa màu đỏ), sắc uống.
– Chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt:
Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g; các loại cây khác như đơn tướng quân 8g, đơn mặt trời 8g, đơn răng cưa 8g, cà gai leo 8g, cành dâu 8g, cây tầm xuân 8g. Sắc, chia 2 lần uống…
– Chữa đau bụng kinh:
Lá Bạch đồng nữ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 – 3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.
– Chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt:
Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g; các loại cây khác như đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân (mỗi vị 8g). Sắc, chia 2 lần uống.
– Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều:
40-80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống
Lưu Ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Mua Bạch Đồng Nữ ở đâu là đảm bảo? Công dụng và cách dùng như thế nào?
Để đặt mua Bạch Đồng Nữ an toàn và đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ :
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Giá bán sản phẩm :
Bạch Đồng Nữ: 250.000/1kg
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !