ĐINH LĂNG NẾP – SÂM CỦA NGƯỜI NGHÈO
Đinh lăng nếp có tác dụng giúp an thần, giúp ngủ ngon giấc hơn và giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, rượu đinh lăng còn giúp bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý.
Từ thời xưa, đinh lăng được trồng làm cảnh và dùng làm thuốc. Lá đinh lăng dùng làm thức ăn. Ngày nay, loại thảo dược này được nhân rộng quy hoạch trong vùng dược liệu riêng biệt.
Nguồn gốc của đinh lăng nếp:
Cây có tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L) Harms, thuộc họ Ngũ Gia Bì. Tên thường gọi là cây đinh lăng nếp, cây gỏi cá hay nam dương sâm.
Đinh lăng nếp là loài cây thân nhẵn, không có gai, cao khoảng 1m. Được trồng theo diện rộng, nhận biết bởi hình lá kép xẻ 3 lần lông chim, cuống lá dài. Phiến lá có răng cưa không đều nhau, không có mùi thơm. Rễ, củ, cành và lá đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe, làm cùng một số món ăn.
Thu hái và chế biến:
Đinh lăng nếp được dùng chủ yếu là lá và rễ cây. Mặc dù toàn cây đều có thể sử dụng làm thuốc.
Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, thời điểm từ 2 – 5 năm. Dược tính trong cây thuốc vô cùng dồi dào, là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Rễ cây sau khi đào lên đem đi rửa sạch rồi cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ to dùng phần rễ, rễ nhỏ dùng cả rễ.
Đây là loại thảo dược được mệnh danh là sâm của người nghèo. Bởi đinh lăng nếp không khó tìm mà dược tính tốt gần như nhân sâm. Rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch. Giảm mệt mỏi, tăng khả năng lao động và làm việc, giúp cơ thể ăn ngon, ngủ ngon.
Thành phần hóa học:
Bao gồm các alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B. Các axít amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những axít amin không thể thay thế được.
Công dụng của đinh lăng nếp:
Giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi:
Rễ cây có tính mát, thích hợp để sử dụng như trà, có nhiều dinh dưỡng tốt bổ sung cho cơ thể, tăng cảm giác thư giãn, giảm thiểu suy nhược cơ thể.
Giúp bồi bổ cho sản phụ, lợi sữa:
Phụ nữ dùng đinh lăng nếp sắc uống giúp lượng sữa tiết dồi dào. Tăng chất lượng sữa, khỏe người và phòng ngừa các trường hợp tắc tia sữa hay căng tức ngực.
Phòng bệnh co giật ở trẻ em:
Trà đinh lăng có nhiều alkaloid và các axit amin bổ trợ giấc ngủ cho trẻ em. Giúp ngủ ngon hơn, sâu hơn, không bị giật mình, không đổ mồ hôi trộm.
Giúp làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp:
Hoạt chất trong dược liệu giúp kháng viêm, giảm đau, cắt cơn đau xương khớp do hoạt động nhiều. Do tuổi cao hay do các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, Gout, loãng xương…
Chữa liệt dương:
Rễ đinh lăng nếp sử dụng thay trà hàng ngày. Hay ngâm rượu giúp tăng cường chức năng sinh lý, tăng chất lượng tinh trùng, bổ thận tráng dương hiệu quả.
Vị thuốc chữa bệnh ho lâu ngày.
Tác dụng bổ máu, phòng ngừa bệnh thiếu máu.
Chữa nhức đầu, đau tức ngực, sốt lâu ngày.
Những người không nên dùng:
+ Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng.
+ Trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi
Cách ngâm rượu đinh lăng:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Rễ đinh lăng nếp 2 – 5 năm, hũ ngâm bằng sứ hoặc thủy tinh, rượu nếp 40℃.
Tiến hành:
Rễ cây thuốc rửa sạch, để ráo nước.
Xếp vào hũ ngâm rượu, tỷ lệ 1/4 tức là 1 kg rễ ngâm với 4 lít rượu.
Ngâm khoảng từ 2 – 3 tháng, sau đó sử dụng mỗi ngày 1 – 2 chén nhỏ.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Đinh Lăng Nếp ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Để biết thêm về Đinh Lăng và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !