TÔNG DÙ – CHỮA BĂNG HUYẾT, PHONG THẤP, ĐAU LƯNG ĐÙI
Tông dù còn được gọi là hương xuân, không chỉ được biết đến với công dụng lấy gỗ làm nội thất. Mà loại cây này còn có tác dụng chữa bệnh đáng kể. Theo đông y, cây giúp khư phong lợi thấp, cầm máu, giảm đau, trừ sốt, sáp trường, sát trùng. Chúng có tên khoa học là Toona sinensis (A. Juss.) Roem, thuộc họ Xoan – Meliaceae.
MÔ TẢ:
Tông dù là loài cây gỗ lớn, chiều cao trung bình có thể lên tới 20 – 30m. Đường kính ngang ngực 60-100 cm, cành nhánh không chứa lông. Cành nhánh ít chủ yếu mọc ở ngọn với tán hình ô.
Toàn thân có vỏ màu nâu gạch đến xám, bong thành từng mảng. Bên trong có chứa thịt màu hồng, nhiều xơ. Dày chừng 1 cm, có mùi hăng như tỏi, cành non màu nâu đỏ nhiều bì khổng.
Lá dài khoảng 40 – 50cm, còn lá chét từ 17 – 25. Thường mọc so le hoặc mọc đối, dài tầm 10 – 13cm và rộng 3 – 4cm. Mỗi lá chứa 15 – 18 cặp gân phụ, ở phía mặt dưới nhìn mốc mốc.
Hoa:
Hoa mọc thành từng chùm, màu trắng. Có chùy hoa dài từ 20 – 80cm và hơi rủ xuống. Hoa thơm, đài dính có rìa lông, tràng 5. Cánh hoa cao chừng 4mm, nhị rời sinh sản 5. Gồm nhị lép 5, bầu tròn và không có lông.
Quả nang màu nâu bóng hình bầu dục hẹp hoặc gần hình trứng. Chiều dài từ 1,5 – 3,3cm và rộng khoảng 1-1,5cm. Mặt ngoài nhiều bì khổng, bên trong chứa hạt hình bầu dục, có cánh rộng màu nâu vàng. ( không copy dưới mọi hình thức).
PHÂN BỐ:
Cây sinh trưởng và phát triển ở các vùng núi cao từ 800 – 2000m so với mực nước biển. Thường tập trung ở các vành đai cao khoảng 900 – 1200m.
Loại cây này thích hợp với đất màu mỡ, sâu và dày. Có độ pH từ 5,5 đến 7-8, mọc phổ biến trên đất đá vôi. Các thung lũng, chân hoặc sườn hoặc ở núi dốc nhẹ.
Tông dù được tìm thấy ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Ngoài ra cây còn phân bố ở nhiều tỉnh phía Nam Trung Quốc.
BỘ PHẬN DÙNG:
Thịt vỏ thân, thịt vỏ rễ, lá, quả ( Cortex, Cortex Radicis, Folium et Fructus Toonae Sinensis) đều có tác dụng.
THU HÁI:
Cây ra hoa từ tháng 5 – 7 và mùa quả chín vào tháng 10 – 12. Ta có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm.
CHẾ BIẾN:
Dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô dùng dần.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Theo nghiên cứu trong lá tông du có chứa protein 5,97, lipid 1,02. Cùng glucid 6,57, tro 1,48%, giàu vitamin A và vitamin C. Bên cạnh đó trong hạt tông du có chứa thành phần chính là dầu.
TÍNH VỊ:
Sách y dược cổ truyền cho thấy trong thịt vỏ thân, vỏ rễ có vị đắng, chát và tính mát. Còn trong lá có vị đắng và tính bình.
CÔNG DỤNG:
Có tác dụng tiêu viêm, giải độc, sát trùng, cầm máu, giảm đau. Điều trị dạ dày xuất huyết, chữa trực tràng xuất huyết. Chữa rắn cắn, mụn nhọt, lở loét, ngứa lở ngoài da.
Điều trị bệnh lỵ, viêm ruột, đái ra máu. Chữa băng huyết, phong thấp, đau lưng đùi. Trị ỉa chảy lâu ngày, bạch trọc, viêm ruột, lở sơn, chốc đầu.
MỘT SỐ BÀI THUỐC:
Điều trị bệnh trĩ, viêm ruột, lở sơn, chốc đầu:
Chuẩn bị một nắm lá tông dù dùng hết trong ngày.
Đối với bệnh lở loét:
Cần có một lượng vừa phải quả tông dù dùng hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Dùng để ăn hàng ngày:
Lấy đọt non của cây tông dù chế biến xào, nấu ăn như rau trong ngày.
Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”
Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.
Mua Tông Dù ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?
Để biết thêm về Tông Dù và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
0987 861 410 (Anh Quốc)
Website : http://thaoduocsinhphuong.com/
Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K
GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :
TẠI ĐÂY!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !