Vị Thuốc Ngải Cứu

  • Hãng sản xuất Thảo Dược Sinh Phương
  • Bảo hành 2 Tháng
  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Tình trạng Còn Hàng

Đặt mua

Nội dung chi tiết

VỊ THUỐC NGẢI CỨU – VỊ THUỐC DÂN GIAN TỪ THỜI XA XƯA 

Vị thuốc ngải cứu từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng như một cây thuốc quý. Bởi những tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe. Trong dân gian, cây ngải cứu được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay cây ngải điệp. Cây có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L. họ Cúc Asteraceae.

Vị thuốc ngải cứu giúp điều trị xương khớp

Vị thuốc ngải cứu giúp điều trị xương khớp

Mô tả:

Vị thuốc ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn và màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng:

Thu hái lá và ngọn cây ngải cứu có hoa vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.

Công dụng vị thuốc ngải cứu:

Điều hòa kinh nguyệt:

Trước ngày kinh dự kiến 1 tuần, lấy 6-12g ngải cứu sắc với nước. Chia làm 3 lần uống, uống trong ngày. Có thể uống dạng bột 5-10g hoặc dạng cao 1-4g.

Trường hợp kinh nguyệt không đều, vào ngày bắt đầu kì kinh và cả những ngày có kinh. Lấy 10g ngải cứu khô, sắc với 200ml nước cho đến khi còn 100ml. Cho thêm một chút đường, chia uống 2 lần/ngày. Chỉ sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh ra ít và đỏ hơn.

Điều trị xương khớp:

Trong ngải cứu chứa chất tamin có tác dụng chống phù nề. Mineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa. Thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm.

Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng kích thích. Tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể. Bởi trong ngải cứu có chứa các thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Uống trà ngải cứu thường xuyên bởi nó có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.

Giúp an thần giảm đau:

Ngải cứu khô khi được hun khói tiết ra chất histamin và acetylcholin. Đây là hai chất thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Vì vậy, trong Đông y người ta thường dùng khói ngải cứu để chữa bệnh đau đầu, an thần, giảm đau nhức. Tinh dầu ngải cứu còn có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.

Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt:

300g ngải cứu, giã nát, cho thêm 200 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa,chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

Lưu thông máu lên não:

Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với một quả trứng gà. Cho thêm gia vị rồi cho vào chảo chiên chín. Ăn lúc còn nóng.

Sơ cứu vết thương:

Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương. Đây là cách cầm máu nhanh, giảm đau nhức hiệu quả.

Cảm cúm, ho, đau cổ họng:

Lấy 300g ngải cứu, 100g khuynh diệp, 100g lá bưởi. Cho thêm 2 lít nước, đun sôi trong 20 phút rồi tắt bếp. Dùng để xông người trong khoảng 15 phút.

Cách khác: Nấu lá ngải cứu với 100g lá tía tô, 100g tần dầy, 50g lá sả. Đổ 1 lít nước đun đến khi còn 0.5 lít thì tắt bếp. Uống lúc khát, uống liên tục trong 3-5 ngày.

Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn:

Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy. 1 con gà ác 150gr, hầm trong 0,5 lít nước. Cho thêm gia vị, bột nêm, đun đến khi còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

Trị mụn, mẩn ngứa:

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút. Rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

Tốt cho dạ dày và tiêu hóa:

Các chất đắng và tinh dầu ngải cứu có thể trở thành một chất chống viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Trong Đông y còn sử dụng ngải cứu để chống giun sán. Dùng nước ép từ lá ngải cứu uống trong vài ngày sẽ giúp loại bỏ giun trong đường ruột.

Lưu ý:

Người bị viêm gan không nên ăn ngải cứu. Vì tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng là thành phần có độc tính, những người viêm gan ăn ngải cứu, dược chất đi vào gan sẽ gây rối loạn chuyển hóa của tế bào và dẫn tới viêm gan cấp tính.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên ăn ngải cứu. Nếu ăn sẽ khiến bệnh khó kiểm soát và nặng hơn.

Người bị sỏi thận, xơ vữa động mạch vành nên hạn chế ăn.

Người mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ăn ngải cứu quá nhiều. Nếu ăn nhiều có thể bị sảy thai, sinh non, hoặc bị tăng nguy cơ ra máu.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.

Ở Đâu Vị Thuốc Ngải Cứu. Cách Sử Dụng Như Thế Nào?

ĐỂ MUA ĐÚNG LOẠI NGẢI CỨU, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA ĐỊA CHỈ:

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

 SĐT: 0987861410 (A. Quốc )

Hoặc Đến Trực Tiếp Cửa Hàng THẢO DƯỢC THUỐC NAM SINH PHƯƠNG Để Được Tư Vấn Kĩ Và Mua Hàng An Toàn, Chất Lượng Nhất.

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !