Cây Vạng Còng

  • Hãng sản xuất Thảo Dược Sinh Phương
  • Bảo hành 2 Tháng
  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Tình trạng Còn Hàng

Đặt mua

Nội dung chi tiết

CÂY VẠNG CÒNG – CHỮA PHONG HÀN TÊ THẤP, KHỚP XƯƠNG ĐAU BUỐT

Cây vạng còng hay còn có tên khác là vạng còng, vạng trứng, có tác dụng khư ứ sinh tân, tiêu thũng trấn thống, thư cân hoạt lạc. Gỗ vạng còng còn được ứng dụng nhiều trong ngành thiết kế nội thất. Cây có tên khoa học là Endospermum chinense Benth, thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Cây vạng còng điều trị đau lưng đùi, tay chân tê liệt

Cây vạng còng điều trị đau lưng đùi, tay chân tê liệt

Mô tả:

Cây vạng còng thuộc loại cây gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 30 – 35m. Thân có đường kính đạt khoảng 90 – 120cm. Cây phân thành nhiều tán lá rộng. Thân cây thẳng tròn có vỏ bê ngoài màu vàng sáng. Chứa nhiều vết vòng quanh thân và đôi chỗ có vết nứt dọc. Thịt vỏ bên trong trắng, xốp và dầy.

Cành và cuống lá có nhiều lông hình sao, lá đơn mọc cách. Có cuống mảnh dài gần bằng lá. Lá non dạng tim, chiều dài từ 10 – 25cm có màu xanh vàng. Phần lá già nhỏ hơn có hình trứng gần tròn. Đuôi ở phía các gân bên có tuyến dạng mắt cua.

Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa không có cánh tràng, phần hoa đực thường mọc ở nách lá bắc. Hoa cái thường mọc đơn độc ở các nách lá bắc. Chứa vòi nhụy ngắn, cùng đầu nhụy xẻ tới 2 – 3 thùy hình cầu.

Quả của cây mọng, dạng cầu, đường kính từ 1 – 1,5cm. Thường mọc ở phần đầu cành. Toàn thân quả được phủ một lớp lông màu hung vàng. Quả có cuống ngắn, bên trong chứa hạt màu đen hình tròn dẹt. ( không copy dưới mọi hình thức).

Phân bố:

Tại nước ta, có thể tìm thấy loài cây này ở Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc. Các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang.

Ngoài ra đây cũng là loại cây phổ biến tại Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia cùng miền nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, lá ( Cortex et Folium Endospermi Chinensis) được dùng trong đông y, còn gỗ được dùng để thiết kế nội thất.

Thu hái:

Thu hái vỏ cây vạng còng quanh năm, hái lá vào đầu mùa hè cho đến giữa mùa thu.

Chế :

Thường đem vỏ cây vạng trứng và lá đi phơi khô.

Thành phần hóa học:

Dược liệu có độ pH = 6,4, sẽ xuất hiện phần trăm khác nhau khi ta hòa tan trong:

Nước lạnh: 9,54%

Nước nóng: 11,56%

Cồn + benzen: 5,48%

Naoh 1%: 26,14%

Tro: 0,5%

Tính vị:

Theo đông y, cây vạng còng có vị cay, tính nóng và chứa độc.

Công dụng:

Có tác dụng trị gãy xương, đòn ngã tổn thương đến sức lực. Chữa phong hàn tê thấp, khớp xương buốt đau. Điều trị đau lưng đùi, tay chân tê liệt. Dùng để sản xuất ván dán, ván ghép thanh, giấy và bột giấy. Cũng được dùng làm diêm, bút chì, vợt bóng bàn và guốc.

Vạng còng chữa phong hàn tê thấp, khớp xương buốt đau

Vạng còng chữa phong hàn tê thấp, khớp xương buốt đau

Liều dùng:

Chữa phong hàn tê thấp:

Mỗi lầm dùng khoảng 2 – 4g vạng trứng đem đi sắc uống.

Trị khớp xương buốt đau:

Dùng vạng trứng đem đi ngâm rượu uống trong ngày.

Lưu ý:

Phụ nữ cơ thể hư nhược hay có thai tuyệt đối không được sử dụng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.

Mua Cây Vạng Còng ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?

Để biết thêm về Cây Vạng Còng và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 (Anh Quốc)

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !