Cây Nhọc Đen

  • Hãng sản xuất Thảo Dược Sinh Phương
  • Bảo hành 2 Tháng
  • Giá Liên Hệ
  • Giá khuyến mại Liên Hệ
  • Tình trạng Còn Hàng

Đặt mua

Nội dung chi tiết

CÂY NHỌC ĐEN – CHỮA ĂN UỐNG KHÔNG TIÊU, CHÂN TAY YẾU MỎI

Cây nhọc đen hay còn được biết đến với cái tên nhọc rừng, nhọc đen, lan rừng. Theo đông y, nhọc đen có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, bổ thận cố tinh, chữa viêm dạ dày mạn tính, ăn uống không tiêu. Cây có tên khoa học là Polyalthia nemoralis DC, thuộc họ Na – Annonaceae.

Cây nhọc đen trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược.

Cây nhọc đen trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược.

MÔ TẢ:

Nhọc đen thuộ loại thây nhỡ, chiều cao trung bình khoảng  1- 4m. Cây phân thành nhiều cành vặn vẹo lúc còn non. Toàn bột cành đều được phủ một lớp lông sát.

Thân được phủ một lớp vỏ màu nâu nhạt hoặc nâu xám, thô ráp. Thi thoảng lại điểm vài đốm trắng sần sùi trên thân.

Lá mọc so le có dạng hình mác, nhọn dần về phía gốc. Phần đầu lại tù, chiều dài của lá khoảng 9 – 18cm và không chứa lông. Gồm từ 9 – 11 cặp gân phụ, có cuống lá dài tầm 5mm. Mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bề mặt nhẵn bóng, nổi rõ gân hình xương cá đều nhau.

Kích thước của hoa nhỏ, có màu trắng chiều rộng tầm 1cm. Hoa thường mọc chen ở khoảng giữa hai lá và có cuống ngắn.

Quả dạng tròn tròn, có đường kính khoảng 5cm. Bề mặt nhẵn bóng, khi còn non có màu xanh, về sau sẽ chuyển sang màu đỏ đậm. Bên trong quả có chứa một hạt duy nhất. Quả mọc thành dạng chùm, thường trên các cành nhỏ.

Cây nhọc đen có mùa hoa vào đầu  tháng 4 đến giữa tháng 7 và cho quả từ tháng 7-12. ( không copy dưới mọi hình thức).

PHÂN BỐ:

Cây thường mọc hoang ở rừng có khí hậu ẩm, tại các vùng núi và vùng trung du nước ta. Phổ biến là các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây tới Nghệ An. Còn xuất hiện ở một số tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Ngoài ra, đây cũng là một loại thực vật được biết đến nhiều ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ ( Radix Polyalthiae Nemoradis) được dùng nhiều hơn các bộ phận khác.

THU HÁI:

Rễ của loại cây này có thể thu hái quanh năm, thuộc dạng cây nhỡ nên việc thu hái rễ cũng không mất nhiều thời gian.

CHẾ BIẾN:

Sau khi đào rễ về, đem đi rửa sạch các bùn đất và chất bẩn qua 2 lần nước. Sau đó để ráo, rồi đem thái thành các phiến có kích thước bằng nhau.  Đem đi phơi hoặc sấy khô đều được.

BẢO QUẢN:

Đây là dược liệu khô nên cần để ở những nới khô thoáng, tránh ẩm mốc cùng mối mọt.

TÍNH VỊ:

Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, bổ thận cố tinh.

CÔNG DỤNG:

Cây nhọc đen có tác dụng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược. Chữa ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi và điều trị di tinh.

Cây nhọc đen chữa ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi và điều trị di tinh.

Cây nhọc đen chữa ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi và điều trị di tinh.

CHÚ Ý:

Hiện nay còn một loài khác gần giống  lá polyalthia simiarum benth. et hook. f. Thường được gọi là quần dầu khỉ, mọc ở tỉnh Đồng Nai, dùng vỏ để làm thuốc trị bò cạp đốt.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Thảo dược sinh phương chuyên cung cấp những loại thảo dược tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho quý khách hàng.

Mua Cây Nhọc Đen ở đâu là đảm bảo. Cách dùng như thế nào?

Để biết thêm về Cây Nhọc Đen và đặt mua an toàn, đúng nguồn gốc quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

Tại Hà Nội: Số 226A Ngô Quyền, P.La Khê, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội

0987 861 410 (Anh Quốc)

Website : http://thaoduocsinhphuong.com/

Miễn phí giao hàng nội thành HN và HCM đơn hàng từ 500K

GIẢM GIÁ 10% ĐẶT HÀNG :

TẠI ĐÂY!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và bỏ chút thời gian vàng ngọc để đến với bài viết của chúng tôi !